Tính đến 31/12/2022 dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn của Becamex (BCM) là hơn 22.600 tỷ đồng.
Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex – mã chứng khoán BCM) ngày 27/3/2023 công bố thông tin về kế hoạch mua lại trái phiếu riêng lẻ. Theo đó Becamex dự kiến mua lại khối lượng 300 tỷ đồng của lô trái phiếu BM1908800001. Thời gian mua lại dự kiến ngay ngày 29/3/2023.
Becamex đang nợ hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu
Lô trái phiếu BM1908800001 phát hành ngày 29/3/2019 kỳ hạn 5 năm đáo hạn vào 29/3/2024. Theo điều kiện phát hành, tổ chức phát hành định kỳ mua lại lô trái phiếu này với trị giá tối thiểu 300 tỷ đồng mỗi năm sau 1 năm kể từ ngày phát hành. Trước đó công ty đã mua lại 900 tỷ đồng lô trái phiếu này, số còn lưu hành trị giá 600 tỷ đồng. Nếu mua xong đợt này, lô trái phiếu BM1908800001 còn lưu hành 300 tỷ đồng.
Theo thống kê từ HNX, lô trái phiếu BM1908800001 là một trong số 22 lô trái phiếu do becamex phát hành hiện đang lưu hành. Tổng giá trị 22 lô tráo phiếu này hơn 10.000 tỷ đồng.
Trong số đó, phần lớn các lô trái phiếu do Chứng khoán Navibank, Chứng khoán SmartInvest và Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam BSC là đơn vị tổ chức thu xếp phát hành.
Trong số các lô trái phiếu của Becamex, có thể thấy ngay trong quý 2/2023 này Becamex có 2 lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng đến kỳ đáo hạn, chưa kể 300 tỷ đồng lô trái phiếu BM1908800001 phải mua lại theo định kỳ kể trên.
Quý 1 đến quý 3/2024 – Becamex còn thêm 2.600 tỷ đồng trái phiếu đến hạn. Năm 2025 có 2.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn và số còn lại 4.500 tỷ đồng đến hạn trả vào 2026.
Không chỉ nợ trái phiếu, Becamex còn nợ “tiền”
Báo cáo tài chính quý 4/2022 ghi nhận đến 31/12/2022 tổng nợ phải trả của Becamex là 30.681 tỷ đồng (giảm được 1.220 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn 18.964 tỷ đồng và nợ dài hạn hơn 11.700 tỷ đồng. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đến 31/12/2022 hơn 4.950 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn hơn 10.900 tỷ đồng.
Như vậy tổng vay nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn đến 31/12/2022 hơn 22.600 tỷ đồng, trong đó có cả nợ trái phiếu và nợ tiền.
Vay ngắn hạn 4.950 tỷ đồng
Trong số vay ngắn hạn 4.950 tỷ đồng, có hơn 1.200 tỷ đồng là nợ trái phiếu thường đến hạn trả. Các “chủ nợ” của khoản trái phiếu đến hạn này gồm Ngân hàng TMCP Quân đội, gồm CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Tổng công ty Bảo hiểm quân đội.
Vay dài hạn bằng tiền 1.973 tỷ đồng
Các khoản vay dài hạn của Becamex, trong đó có 1.973 tỷ đồng là vay nợ tài chính dài hạn. ACB là chủ nợ dài hạn lớn nhất với 1.149 tỷ đồng. Nhiều thứ 2 là Ngân hàng China Construction Bank với 750 tỷ đồng.
Và còn 8.963 tỷ đồng vay trái phiếu dài hạn
Các khoản vay trái phiếu dài hạn hơn 8.900 tỷ đồng, trong đó Chứng khoán Navibank là “nợ” nhiều nhất với tổng cộng 3.220 tỷ đồng. Chứng khoán SmartInvest, Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Ngân hàng TMCP Quân đội MB là những chủ nợ lớn nhất đang ôm trái phiếu.
Nhiều Trái phiếu Becamex được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất
Thông tin những lô trái phiếu của Becamex hiện tại ghi nhận về một số lô trái phiếu, trong đó chủ yếu tài sản đảm bảo là những quyền sử dụng đất:
- Lô trái phiếu BCMH2123002 có giá trị 500 tỷ đồng là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo, lãi suất cố định 8,2%/năm. Ngày phát hành11/6/2021, đáo hạn vào 11/6/2023. Lô trái phiếu này do 1 công ty chứng khoán và 2 nhà đầu tư chuyên nghiệp mua, do Chứng khoán BSC là bên tư vấn hồ sơ chào bán, đại lý đăng ký, quản lý tài sản đảm bảo…
Đây chính là một trong những lô trái phiếu đến ngày đáo hạn ngay trong quý 2/2023 này, trị giá 500 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo gồm:
- Lô trái phiếu BCMH2124004 có giá trị 500 tỷ đồng, là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo. Trái phiếu phát hành 18/6/2021 và đáo hạn 18/6/2024. Tài sản đảm bảo cùng các hạng mục như của lô trái phiếu BCMH2123002 nói trên.
- Lô trái phiếu BCMH2126005 có giá trị 2.500 tỷ đồng, phát hành 15/9/2021 đáo hạn vào 15/9/2025. là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo. tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất với 7 lô đất tại Thủ Dầu Một.
- Lô trái phiếu BCMH2126001 có giá trị 2.000 tỷ đồng, là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo. Ngày phát hành 30/3/2021 và đáo hạn vào 25/3/2026. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất với 29 lô đất tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Những “chủ nợ” của Becamex là ai?
Nói về nợ tiền ngân hàng, chủ nợ lớn nhất của Becamex hiện tại là BIDV với hơn 2.700 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý là nợ ngắn hạn hơn 2.600 tỷ đồng.
Sau BIDV thì Ngân hàng Á Châu (ACB) là chủ nợ lớn thứ 2 với 1.149 tỷ đồng vay dài hạn. Ngoài ra còn có khoản nợ Tổng công ty Bảo hiểm quân đội MIG hơn 500 tỷ đồng và nợ Chứng khoán BSC gần 400 tỷ đồng, nợ Ngân hàng MB gần 300 tỷ đồng, ngân hàng China Construction 750 tỷ đồng ngắn hạn.
Nói về nợ trái phiếu, chủ nợ lớn nhất đang là Chứng khoán Navibank với những lô trái phiếu tổng giá trị hơn 3.220 tỷ đồng; chủ nợ lớn thứ 2 là Bảo hiểm Nhân thọ Prudential 1.250 tỷ đồng. Chủ nợ lớn thứ 3 là Chứng khoán SmartInvest với hơn 1.000 tỷ đồng.
Ngân hàng BIDV không chỉ là chủ nợ lớn nhất về tiền mặt với 2.700 tỷ đồng nợ ngắn hạn, mà còn là chủ nợ của những lô trái phiếu tổng giá trị 960 tỷ đồng.
“Soi” nguồn để trả nợ của Becamex
Khi nhìn đến con số nợ “khủng”, với vay ngắn hạn 4.950 tỷ đồng, trong đó đặc biệt 1.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý 2/2023 này khiến áp lực tài chính của Becamex khá lớn. Nguồn tiền nào để Becamex có thể trả đúng hạn khi báo cáo tài chính quý 4/2022 Tổng công ty khẳng định có khả năng trả được các khoản vay ngắn hạn?
Tiền và các khoản tương đương tiền 1.220 tỷ đồng: Tiền và các khoản tương đương tiền đến 31/12/2022 còn 1.220 tỷ đồng, trong đó có hơn 10 tỷ đồng tiền mặt tại quỹ, 881 tỷ đồng tiền để trong tài khoản ngân hàng và 330 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng dưới 3 tháng.
Các khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn 286 tỷ đồng: Các Các khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn là khoản tiền gửi ngân hàng kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng và hơn 1 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng. Tổng giá trị 286 tỷ đồng
Các khoản phải thu ngắn hạn 3.248 tỷ đồng: Các khoản phải thu ngắn hạn của Becamex đến 31/12/2022 còn hơn 3.248 tỷ đồng, giảm khoảng 650 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó chủ yếu giảm mạnh phần phải thu của khách hàng khác gần 700 tỷ đồng, xuống dưới 2.000 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng vẫn duy trì số dư lâu nay như Becamex IJC còn hơn 632 tỷ đồng; CTCP Kinh doanh và Đầu tư Bình Dương hơn 454 tỷ đồng…
Công ty liên doanh KCN Việt Nam Singapore là công ty liên kết do Becamex sở hữu 49% vốn điều lệ. Còn Becamex IJC cũng do Becamex sở hữu 49,76% vốn điều lệ. Khoản tiền đầu tư vào liên doanh liên kết Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore tổng giá trị hơn 5.163 tỷ đồng.
Phải thu ngắn hạn khác: Trong danh mục phải thu ngắn hạn khác có phải thu từ các bên liên quan gần 1.700 tỷ đồng thì có 98- tỷ đồng phải thu cổ tức từ Công ty Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore; 148 tỷ đồng lãi chậm trả cổ tức từ Becamex IJC…
Tuy vậy các khoản phải trả ngắn hạn cũng lên đến 1.326 tỷ đồng trong đó có việc phải trả tiền ứng đầu tư dự án cho KCN Việt Nam Sinhgapore 123 tỷ đồng và Becamex IJC 472 tỷ đồng…
Kết quả kinh doanh năm 2022
Năm 2022 Becamex đạt 6.507 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, giảm 6,9% so với năm 2021. Nhờ tiết giảm chi phí các loại, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 14,6% lên mức 1.724 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.684 tỷ đồng.
Becamex IDC (BCM) ‘bắt tay’ Aeon Việt Nam triển khai dự án 2.600m2 tại Bình Dương
Becamex IDC (BCM) khởi động giai đoạn 2 dự án KCN 20.000 tỷ đồng tại Bình Phước