Góc nhìn VN-Index từ nay đến Tết Âm lịch 2024: "Sương chùng chình qua ngõ"

21-11-2023 09:25|Quốc Trung

Bằng lòng với lợi nhuận mỏng khi VN-Index khó tăng bền là vấn đề nhà đầu tư nên tính tới. Một đợt "tản cư" trong mảng môi giới chứng khoán cũng là điều có thể hiện hữu.

Nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc đầu tư kể từ giữa tháng 9/2023 tới nay khi thị tường xuất hiện cơn co giật gần 2 tháng trước những biến số về tỷ giá. Đà lao dốc xuất hiện khiến VN-Index bị đánh gục ngay sau khi chinh phục bất thành mốc 1.250.

Tin đồn xuất hiện cùng với diễn biến mới nhất từ vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã đẩy chỉ số có thời điểm rơi về mức 1.083 trong phiên 20/11. Tuy nhiên, tác động xoay quanh những thông tin này đã phản ánh rất nhiều vào thị trường cổ phiếu suốt 1 năm qua; khi các mối lo lắng tạm qua đi tôi nhìn nhận vài ý sau:

Dù nhìn nhận tích cực cho triển vọng quý 4/2023 song chỉ số VN-Index sẽ khó có sóng lớn hay uptrend mạnh thời gian tới ít nhất là từ nay đến hết Tết Âm lịch 2024 (thậm chí xa hơn - hết quý 2/2024). Tuy nhiên, mỗi nhịp lắc lư mạnh của thị trường sẽ lại mở ra cơ hội tích lũy cổ phiếu tốt với giá hợp lý.

Trước mắt, vùng dao động hẹp 1.080 - 1.160 điểm có thể là ngưỡng điểm số có thể chấp nhận được với VN-Index. Nói vậy bởi các nhịp điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ 1.080 điểm là cơ hội tốt để mua gom trong khi nhịp tăng lên ngưỡng kháng cự gần 1.160 lại tạo điều kiện cho các vị thế chốt lời.

Mở rộng hơn, vùng giá 1.100 - 1.200 điểm sẽ là "khoảng không gian sinh hoạt" khá lý tưởng cho nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội trên thị trường trong ngắn hạn.

Xét về yếu tố vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam xuất phát chậm hơn Trung quốc tầm 7 - 10 năm do vậy nếu góc độ quan sát biểu đồ của Việt Nam và Shanghai Composite tôi nhận thấy chỉ số thị tường Việt Nam giai đoạn này tương đồng với Shanghai Composite giai đoạn 2016 đến nay.

Góc nhìn VN-Index từ nay đến trước Tết Âm lịch 2024:

Nói như vậy nghĩa là dù chỉ số của các nước phát triển trên thế giới vào uptrend mạnh và vượt đỉnh như Nikkei 225 nhưng chỉ số Việt Nam vẫn chọn lối đi riêng - sideway. Điều này cũng tương đồng với chỉ số sàn Thượng Hải từ năm 2016 đến nay chủ yếu biến động trong vùng 2.700 - 3.400 bất chấp đa số thị trường thế giới đã uptrend mạnh.

Trong khoảng thời gian này, Nikkei 225 tăng từ 17.000 lên 33.000 điểm; Dow jones tăng từ 18.000 lên 34.000 điểm; chứng khoán Đức DAX từ 10.000 điểm cũng tăng lên mức 15.500;...

Vấn đề của Trung Quốc những năm trở lại đây là sự nguội đi của thị trường bất động sản; Chính phủ nước này vẫn đang tìm cách hạ cánh mềm cho ngành này và cũng xuất hiện một số tập đoàn lớn của Trung Quốc sụp đổ khi không còn đủ sức vượt bão.

Việt Nam hiện nay cũng vậy, mặc dù lãi suất huy động và cho vay thấp tuy nhiên tín dụng đang chảy rất chậm vào nền kinh tế; "cú đấm" năm 2022 dẫn đến sự suy yếu và mất thanh khoản của thị trường bất động sản đã đang và có thể tiếp tục khiến các doanh nghiệp ngành này đối mặt với hàng loạt khó khăn.

Năm 2024 là đỉnh điểm của trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn (tỷ lệ rất lớn trong số này thuộc về các doanh nghiệp địa ốc - trên 80%). Với "chỉ báo" này, VN-Index sẽ khó có cơ hội uptrend mạnh. Tất nhiên, thị tường vẫn sẽ xuất hiện một số ngành và cổ phiếu riêng lẻ có câu chuyện để ngược dòng và bứt lên.

an2.png
Ảnh tác giả bài viết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo

Với góc nhìn như vậy, những manh mún uptrend lớn cho thị trường chứng khoán Việt là rất khó xảy ra; nhà đầu tư nên bằng lòng với việc chỉ số có thể đi ngang khung hẹp trong nhiều tháng tới. Giai đoạn này, một mức lợi nhuận đầu tư khiêm tốn cũng là dấu ấn đầu tư thành công và nên được trân trọng.

Quan sát 20 năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi thấy thời gian chán nản nhất với nhà đầu tư có lẽ là khoảng "kẹp" giữa tết Dương lịch 2024 và tết Nguyên đán Giáp Thìn (1/1 - 10/2/2024). Lúc đó thanh khoản có thể xuống thấp; biên giao dịch hẹp khó mang lại cảm xúc hứng khởi cho nhà đầu tư.

Bằng lòng với lợi nhuận mỏng là vấn đề nhà đầu tư nên tính tới. Với góc nhìn như vậy, có thể ngành chứng khoán sẽ chứng kiến thêm một đợt "tản cư" trong mảng môi giới trước áp lực doanh số được giao.

Bài viết của Chuyên gia chứng khoán Tony Bobo - một trader có thâm niên 20 năm trên chứng trường Việt.
Lưu ý, bài viết thể hiện góc nhìn đầu tư cá nhân, không hướng nhà đầu tư và Quý độc giả đến bất kỳ hoạt động giao dịch nào đối với những mã cổ phiếu được nhắc đến. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực chiến của một nhà đầu tư Fn trên thị trường chứng khoán là điều có thể được cân nhắc tìm hiểu và áp dụng.

Xem thêm: Kinh nghiệm một trader: "Thà mua trần BMP giá 87 còn hơn bắt sàn HBC giá 8.7"

KRX vào giai đoạn nước rút, cổ phiếu chứng khoán khởi động sóng tăng

Phiên 22/11: Công ty BĐS trong Top 9 vay nợ nhiều nhất được khối ngoại rót ròng 242 tỷ đồng

Mốc 1.230 điểm cản bước VN-Index, khối ngoại mua ròng trở lại

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/goc-nhin-vn-index-tu-nay-den-truoc-tet-am-lich-2024-suong-chung-chinh-qua-ngo-211785.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Góc nhìn VN-Index từ nay đến Tết Âm lịch 2024: "Sương chùng chình qua ngõ"
    POWERED BY ONECMS & INTECH