Đồng thời, Hà Nội sẽ mở rộng, nâng công suất sân bay Nội Bài ở mức giới hạn hiệu quả.
Ngày 23/2, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã diễn ra phiên họp thẩm định quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh chia sẻ, quy hoạch Thủ đô có quy mô, phạm vi nghiên cứu rất rộng, với tính chất bao quát hầu hết các lĩnh vực, được tích hợp từ nhiều phương án đề xuất của các ngành, lĩnh vực và địa bàn. Quy hoạch đã đề xuất những điểm mới, có tính đột phá mạnh mẽ trong định hướng phát triển.
Cụ thể, Hà Nội dự kiến tập trung phát triển hệ thống đường sắt đô thị đủ khả năng thay thế phương tiện giao thông cá nhân và kết nối trung tâm Thủ đô với các trung tâm đô thị trong vùng Thủ đô. Đồng thời, thành phố sẽ mở rộng, nâng công suất sân bay Nội Bài ở mức giới hạn hiệu quả; xây dựng sân bay thứ 2 vùng Thủ đô để mở rộng không gian phát triển khu vực phía Nam.
Phương án quy hoạch đồng thời đề xuất giữ lại hình ảnh Hà Nội xưa qua việc bảo tồn di sản, tôn tạo các khu phố cổ, phố kiến trúc Pháp. Hà Nội sẽ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), mở rộng ngoài đô thị trung tâm; hạn chế phát triển đô thị thấp tầng theo mô hình nhà phân lô.
Phương án phân vùng kinh tế - xã hội gồm 5 vùng. Trong đó, quy hoạch vùng Bắc sông Hồng (Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh) làm trung tâm hành chính mới của Thủ đô. Hệ thống đô thị đến năm 2025 có 5 không gian phát triển. Đồng thời, phương án này đề xuất nghiên cứu Hà Nội hình thành thêm 2 thành phố: Thành phố du lịch (Sơn Tây - Ba Vì) và thành phố sân bay phía Nam khi có sân bay thứ 2 (Phú Xuyên - Ứng Hoà).
Hà Nội sẽ phát triển trung tâm tài chính khu vực phía Bắc và của Việt Nam, giai đoạn đến năm 2030 có trung tâm tài chính Hoàn Kiếm, sau đó tiếp tục phát triển trung tâm tài chính vệ tinh đặt tại trục Nhật Tân - Nội Bài.
Một thành phố du lịch nổi tiếng Việt Nam được định hướng là đô thị thông minh
Huyện sắp lên thị xã của Khánh Hòa 'dọn tổ' đón dự án khu đô thị hành chính hơn 1.700 tỷ đồng