Với địa thế nằm cạnh sông Sài Gòn cùng hàng loạt dự án cầu kết nối sẽ được đi vào hoạt động trong tương lai, khu vực này của TP. HCM đang vươn lên là một điểm sáng của bất động sản.
Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch TP. HCM năm 2025 đến năm 2040, khu vực kết nối giữa Bình Dương và TP. HCM dọc theo sông Sài Gòn sẽ bổ sung 13 cầu kết nối, trong đó có 10 cầu xây mới. Các cây cầu kết nối nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông trên cơ sở ưu tiên mở các tuyến mới đi kèm phát triển không gian đô thị và định cư hai bên tuyến đường sông.
Trong những cây cầu kết nối này, khu vực phía Bắc TP. HCM sẽ có thêm 3 cầu trên sông Sài Gòn bao gồm: Đường cầu Tàu (phường Hưng Định) nối huyện Hóc Môn (TP. HCM); cầu Vĩnh Phú (đường VP09) kết nối quận 12 (TP. HCM); phục hồi cầu sắt Lái Thiêu thành cầu kiến trúc cảnh quan.
Hệ thống cầu nối 2 bờ sông Sài Gòn khi được hoàn thiện sẽ giúp rút ngắn khoảng cách đi lại giữa hai bên từ 3-10km so với trước đây. Đặc biệt, thời gian di chuyển giữa TP. HCM (quận 12, Gò Vấp) và Bình Dương (TP. Thuận An) giảm đáng kể, tạo thuận lợi cho giao thông và đưa bất động sản khu vực đi lên.
Hệ thống cầu kết hợp với đường Vành đai 3 TP. HCM khi đi vào hoạt động sẽ góp phần "đô thị hóa lần 2" với các khu vực nằm trong Vành đai 2 và Vành đai 3 gồm quận 12, TP. Thuận An, huyện Hóc Môn tại khu Bắc Sài Gòn, góp phần đưa kinh tế khu vực kỳ vọng tăng trưởng theo cấp số nhân.
Chính với sự phát triển vượt trội của hạ tầng giao thông, đặc biệt là việc hình thành những cây cầu kết nối đã góp phần đưa bất động sản của khu vực cũng như các vùng lân cận "thăng hạng", trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư và thêm lựa chọn an cư cho người dân.
Tiến sĩ Trần Nguyễn Minh Hải - Chuyên gia Địa ốc Đại học Ngân hàng TP. HCM dẫn ví dụ về cầu Thủ Thiêm (2007) và Ba Son (2022) tạo tăng trưởng cho bất động sản. Ông cho rằng hai cây cầu này cùng với Thủ Thiêm 3, 4 hình thành trong tương lai giúp giải quyết những bất tiện về kết nối hạ tầng từ Thủ Thiêm sang các quận khác, gia tăng giá trị cho bất động sản:
"Cầu Thủ Thiêm 2 (2022) và sắp tới là cầu Thủ Thiêm 3,4 giải quyết triệt để những bất tiện về kết nối hạ tầng Thủ Thiêm, Thủ Đức với trung tâm quận 1, 4, 7. Giá trị bất động sản Thủ Thiêm có những khu vực tăng gấp 5 lần so với trước đó ngay khi cầu Thủ Thiêm 2 đi vào hoạt động".
Theo ghi nhận từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, quận 12, huyện Củ Chi là hai trong số bốn địa phương dẫn đầu về lượng giao dịch bất động sản trong bốn tháng đầu năm. Giáp ranh quận 12 và Củ Chi, TP. Thuận An của tỉnh Bình Dương cũng ghi nhận tín hiệu tích cực về thị trường. Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn, trong tháng 3, lượt tìm kiếm nhà đất, căn hộ chung cư Thuận An tăng 74% so với tháng trước.
Các dự án hạ tầng nội đô thêm cầu, mở rộng đường triển khai song song giúp giải quyết nhu cầu đi lại hằng ngày của người dân thuận tiện hơn. Khu vực cửa ngõ Bắc Sài Gòn có thêm nhiều tuyến đường di chuyển vào TP. HCM trở thành tâm điểm đón làn sóng cư dân đang sinh sống và làm việc tại các quận 12, quận Gò Vấp về khu vực này định cư. Từ đây nhu cầu về nhà ở, đầu tư sinh lời gia tăng. Khu vực cửa ngõ phía Bắc tiệm cận Sài Gòn nhất sẽ là nơi đón sóng tăng trưởng đầu tiên và nhanh chóng hàng đầu khu vực này giai đoạn 2024-2025.
>> Luật Đất đai 2024 được áp dụng, 4 điều kiện khiến nhiều gia đình bị cưỡng chế thu hồi đất