Bất động sản

Huế di dời hàng nghìn hộ dân ra khỏi khu di tích Cố đô

Quốc Chiến 07/01/2024 20:56

Việc thực hiện di dời được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2019-2023) đã di dời được 5.000 hộ dân; giai đoạn còn lại sẽ được triển khai từ 2023-2025.

Sáng ngày 7/12/2023, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định điều chỉnh, mở rộng phạm vi đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 2 (2023-2025).

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế cho biết, hiện, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Huế đang tập trung triển khai các thủ tục phê duyệt.

>> Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025, Thừa Thiên - Huế có gì đặc biệt?

Ông Võ Lê Nhật, Chủ tịch UBND TP. Huế cho rằng, việc thực hiện dự án giai đoạn 2 sẽ mở ra cơ hội ổn định, nâng cao đời sống người dân và phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn cho địa phương.

8550fd07541aff44a60b
Hàng loạt hộ dân tại khu Di tích Kinh thành Huế chuẩn bị được di dời

Hiện, UBND tỉnh đã có Tờ trình gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị thẩm tra đề xuất điều chỉnh, bổ sung và mở rộng phạm vi áp dụng của khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế giai đoạn 2.

Sau khi Bộ có văn bản thẩm tra đối với nội dung nêu trên và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, giai đoạn 2 sẽ được triển khai, đẩy nhanh trong 2 năm (2024-2025).

Cuộc di dân lịch sử đã mang đến diện mạo mới cho không gian Kinh thành Huế, góp phần đẩy nhanh quá trình bảo tồn, phục dựng lại các di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế.

Đây cũng là cột mốc quan trọng thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với quốc tế trong việc bảo tồn di sản sau 30 năm, từ khi UNESCO công nhận Quần thể di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa thế giới.

Sau gần 5 năm (2019-2023) triển khai, dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế giai đoạn 1 đã tiến hành di dời hơn 5.000 hộ dân.

Giai đoạn 2 (2023–2025), sẽ điều chỉnh, mở rộng tổ chức di dời dân cư, giải phóng mặt bằng với khoảng 1.287 hộ (trong đó có 489 hộ chính và 798 hộ phụ) ở 19 khu vực di tích, gồm: Hổ Quyền, Voi Ré, chùa Thiên Mụ, Văn Miếu - Võ Miếu, đàn Nam Giao, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định, lăng Gia Long, lăng Trường Cơ, lăng Cơ Thánh, điện Hòn Chén, Trấn Hải Thành, lăng Vạn Vạn, đàn Âm Hồn, Quốc Tử Giám. Tổng mức đầu tư giải phóng mặt bằng khoảng 664 tỷ đồng. Dự kiến, khu vực tái định cư để bố trí cho các hộ dân là hơn 9 ha ở phía Bắc Hương Sơ (TP. Huế) với tổng mức đầu tư gần 163 tỷ đồng.

>> Từng được coi là 'mỏ vàng' hút khách du lịch, khu du lịch Măng Đen giờ chỉ còn cảnh hoang tàn

Thừa Thiên Huế 'ráo riết' tìm chủ đầu tư cho dự án có sức chứa 1.000 căn biệt thự

Cận cảnh khu 'đất vàng' trung tâm thành phố Huế chuẩn bị đấu giá

Cận cảnh ngôi biệt thự 100 năm tuổi biểu tượng của Cố đô Huế trước quyết định di dời

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/hue-chuan-bi-di-doi-hang-nghin-ho-dan-ra-khoi-khu-di-tich-kinh-thanh-hue-d114304.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Huế di dời hàng nghìn hộ dân ra khỏi khu di tích Cố đô
POWERED BY ONECMS & INTECH