Hàng loạt các dự án 'khủng' sẽ được đầu tư cho huyện sắp lên quận tại Hà Nội như cầu vượt sông, thành phố thông minh...
Theo quy hoạch từ nay đến năm 2025, Thủ đô Hà Nội phấn đấu đưa huyện Đông Anh lên quận. Để tạo bàn đạp cho "cú nhảy vọt" này, TP. Hà Nội đang đầu tư loạt dự án hạ tầng nhằm bổ trợ cho huyện Đông Anh như: Khép kín vành đai 3 qua huyện Đông Anh với mức đầu tư 8.000 tỷ đồng, dự án Thành phố thông minh 4 tỷ USD hay "đại dự án" Vinhomes Cổ Loa với tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng.
Cùng điểm qua loạt dự án tiêu biểu với nguồn vốn "khủng" đang được TP. Hà Nội ưu ái cho huyện Đông Anh trong hành trình đưa huyện này trở thành quận.
1. Siêu dự án Thành phố thông minh với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD
Đây là dự án nằm ngay chân cầu Nhật Tân, trên trục phát triển Nhật Tân - Nội Bài của TP. Hà Nội.
Dự án Thành phố thông minh (hay BRG Smart City) có tổng diện tích 2,72km2 với tổng số vốn đầu tư 4,2 tỷ USD, do hai chủ đầu tư hàng đầu Việt Nam và Nhật Bản xây dựng phát triển (BRG và Simitomo), theo Tạp chí Thương hiệu và Pháp luật.
Dự án được chia làm 5 giai đoạn và dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ công trình vào quý IV/2032. Sau khi hoàn thiện, đây kỳ vọng sẽ là trung tâm tài chính, thương mại mới tại cửa ngõ phía Bắc.
Một trong những điểm nhấn của dự án là tháp Tài chính Phương Trạch 108 tầng - dự kiến sẽ là trung tâm tài chính lớn nhất tại Việt Nam cũng như toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
>> 'Tỉnh giấc' sau cơn 'say ngủ', BĐS Khánh Hòa 'hong' lại loạt 'điểm nóng' trước đây
2. Dự án Vinhomes Cổ Loa
Trong khi đó, Vinhomes Cổ Loa là khu đô thị sinh thái kiểu mẫu, được xây dựng ngay sát với Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia với hệ thống tiện ích dịch vụ khép kín, đồng bộ, gồm các sản phẩm như: Biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, shophouse thương mại...
Vinhome Cổ Loa sẽ do Tập đoàn Vingroup và CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) làm chủ đầu tư. Với diện tích gần 3,9km, khu vực phát triển đô thị gần 3km2, Vinhome Cổ Loa có tổng mức đầu tư hơn 42.000 tỷ đồng.
Phần còn lại của dự án này là Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia với quy mô hơn 90ha, diện tích xây dựng trong nhà hơn 55ha, sức chứa lên đến 38.000 người. Công trình này bao gồm các phân khu chức năng và đây được kỳ vọng sẽ là "thành phố triển lãm" độc đáo, kết hợp giữa nhiều công trình hoàn hảo, là dự án tạo điểm nhấn cho khu vực Cổ Loa, huyện Đông Anh.
3. Nhiều dự án cầu được xây dựng, khép kín Vành đai 3
Ngoài ra, huyện sắp lên quận của TP. Hà Nội cũng tập trung đầu tư xây dựng nhiều cây cầu lớn. Trong đó, cầu Tứ Liên sẽ là cây cầu thứ 7 nối trung tâm thành phố và các quận, huyện bên kia sông Hồng, đây là cây cầu dây văng thứ 2 sau Nhật Tân được xây dựng tại Hà Nội.
Công trình này nằm giữa cầu Nhật Tân và Long Biên, nối Q. Tây Hồ với huyện Đông Anh, có tổng chiều dài 11,5km và sơ bộ mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, cầu Thượng Cát có tổng chiều dài 5,2km bắc qua sông Hồng, nối quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh, dự kiến sẽ khởi công vào quý IV/2024, thi công trong vòng 4 năm và sẽ vận hành vào năm 2028. Chiều dài của cầu chính là 820,, bề rộng cầu 33m với thiết kế 8 làn xe, đường hai đầu cầu rộng 50-60m.
TP. Hà Nội cũng sẽ xây thêm cầu Thăng Long mới nối Q. Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh, ngay cạnh cầu Thăng Long hiện tại.
Trong giai đoạn 2023-2028, tuyến đường Vành đai 3 qua huyện Đông Anh cũng sẽ được triển khai giúp khép kín Vành đai 3. Tuyến đường này có chiều dài gần 15km, tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng. Theo đó, điểm đầu của Vành đai 3 giao với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và điểm cuối giao với đường Võ Văn Kiệt (thuộc xã Nam Hồng, huyện Đông Anh).
Ủy ban Nhân dân (UBND) TP. Hà Nội mới đây đã trình Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP. Hà Nội tờ trình và đề án chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025, theo đó có 5 huyện lên quận.
Cụ thể, TP. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2023 sẽ đưa 5 huyện gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng lên quận; trong đó Đông Anh và Gia Lâm sẽ phấn đấu là 2 huyện lên quận trước năm 2025, theo báo Thanh Niên.
Trong giai đoạn 2023-2025, không có quận, huyện nào của TP. Hà Nội phải sáp nhập. Ở đơn vị hành chính cấp xã, Thủ đô có 173 xã, phường thuộc diện phải sắp xếp trong đó có 73 xã, phường có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.
>> Lạ lùng khu tái định cư gần 400 tỷ đồng vẫn 'trống trải' suốt 10 năm đợi dân về
Thế chấp dự án cho ngân hàng dẫn đến chung cư không được cấp sổ đỏ: Trách nhiệm thuộc về ai?
Diễn biến mới của dự án thủy điện 416 tỷ đồng lệch tiến độ sau 5 năm khởi công