'Khẩu vị' mới của các nhà đầu tư giữa bối cảnh BĐS Thủ đô 'neo cao'
Giữa bối cảnh các phân khúc BĐS Thủ đô bị đẩy lên cao, nhiều nhà đầu tư đã chuyển "khẩu vị" sang BĐS tỉnh.
Sức "nóng" của BĐS Thủ đô
Dữ liệu nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Đánh giá Thị trường Bất động sản Việt Nam (VARS IRE) cho thấy, chỉ số giá căn hộ chung cư tiếp tục duy trì xu hướng tăng tại Thủ đô Hà Nội cũng như một số thành phố trọng điểm khác.
Tính đến quý II/2024, giá bán căn hộ sơ cấp trung bình tại Hà Nội gần tiệm cận mức 60 triệu đồng/m2. So với kỳ gốc (quý II/2019), giá bán căn hộ sơ cấp tại Hà Nội đã tăng 58%, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ tăng 27% của thị trường TP. HCM.
BĐS Thủ đô đang ngày càng neo cao. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, tại một số dự án cụ thể, mức tăng có thể cao hơn rất nhiều. Theo khảo sát, giá căn hộ chung cư ở một số quận, huyện không phải trung tâm đã lên tới 80 - 100 triệu đồng/m2.
Giá bất động sản tại TP. Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng mới, ở mức rất cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của phần lớn người dân.
Các dự án căn hộ thương mại bình dân dần vắng bóng; thậm chí, loại hình căn hộ trung cấp ngày càng trở nên khan hiếm và đang bị chiếm lĩnh bởi phân khúc cao cấp và hạng sang.
Các phân khúc bất động sản tại Hà Nội đều bị đẩy lên rất cao, khiến nhiều nhà đầu tư có xu hướng "dịch chuyển" sang đầu tư bất động sản tại các tỉnh.
"Ăn theo" cơn sốt giá chung cư, các phân khúc khác như nhà đất thổ cư, biệt thự/liền kề và cả đất nền cũng tăng cao. Đáng chú ý, không chỉ khu vực trung tâm Hà Nội mới nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư, mà khu vực vùng ven Hà Nội cũng đang chứng kiến mức độ quan tâm và giá cả tăng mạnh nhờ yếu tố quy hoạch, hoạt động đấu giá và tình trạng nguồn cung nội đô ngày càng khan hiếm.
>> Quốc Oai thu về gần 243 tỷ đồng từ đấu giá 54 thửa đất
Nhà đầu tư "đổi khẩu vị" khi dịch chuyển sang bất động sản tỉnh
Một số chuyên gia nhận định, giữa bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội không còn hấp dẫn, trong khi các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ diễn biến khó lường và lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp, "khẩu vị" của nhà đầu tư đang thay đổi.
Họ đa phần đều tìm kiếm cơ hội ở những vùng đất có tiềm năng xung quanh khu vực thủ đô, nơi chưa bị ảnh hưởng bởi dòng tiền mới và vẫn sở hữu dư địa tăng giá lớn.
Trong số các thị trường tiềm năng, Thái Nguyên nổi lên là điểm sáng hàng đầu nhờ tiềm năng và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch sang BĐS các tỉnh. Ảnh minh họa |
Đặc biệt, TP. Phổ Yên có vị trí đặc biệt quan trọng, đóng vai trò là cửa ngõ kết nối các tỉnh phía Bắc, đồng thời là đầu mối giao lưu kinh tế - văn hóa của Thái Nguyên với thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.
Với những lợi thế đó, Phổ Yên đã trở thành một địa phương tiềm năng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, cơ cấu chuyển dịch theo hướng hiện đại, công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa cao.
Nơi đây hiện đang dần trở thành một trong những trung tâm kinh tế mới của tỉnh Thái Nguyên, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hiện tại, Phổ Yên đã thu hút hơn 9 tỷ USD vốn FDI từ 28 dự án lớn, không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà còn trong phát triển hạ tầng đô thị và dịch vụ. Tính đến nay, 3 trong số 5 khu công nghiệp lớn theo quy hoạch đã đi vào hoạt động với quy mô hàng trăm hecta.
Tuy nhiên, không phải dự án bất động sản nào tại đây cũng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường về vị trí, tiện ích và không gian sống.
Những dự án "lọt vào mắt xanh" của các nhà đầu tư sành sỏi thường phải có giá trị thực, pháp lý vững chắc và nằm trong hệ sinh thái dân cư cao cấp, đồng thời có tiềm năng tăng giá nhanh trong tương lai.
>> Giải mã sức hút của thị trường căn hộ cao cấp ở TP đáng sống nhất thế giới tại Việt Nam
Cận cảnh 200 km cao tốc 'trắng' trạm nghỉ, cây xăng
Nhà cổ gần 100 năm tuổi của ông Hai Thái xuống cấp: Địa phương đã tiếp nhận và quản lý