Bất động sản

Khu đô thị hơn 4.000 tỷ tại tỉnh vừa được Chính phủ phê duyệt lên TP trực thuộc Trung ương đã tìm được chủ

Lan Ngọc 10/09/2024 17:03

Với định hướng phát triển bền vững, khu đô thị này sẽ được thiết kế theo mô hình "đô thị xanh" và "đô thị carbon thấp".

Dự án Khu đô thị phía Nam sông Như Ý thuộc Khu E - Khu đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã chính thức tìm được nhà đầu tư sau quá trình mời thầu rộng rãi. Đây là dự án có tổng mức đầu tư lên tới 4.104 tỷ đồng và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khu đô thị hơn 4.000 tỷ đồng tại tỉnh vừa đc Chính phủ phê duyệt lên TP trực thuộc Trung ương đã tìm được chủ - Ảnh minh hoạ

Khu đô thị hơn 4.000 tỷ đồng tại tỉnh vừa đc Chính phủ phê duyệt lên TP trực thuộc Trung ương đã tìm được chủ - Ảnh minh hoạ

Quá trình kêu gọi đầu tư và lựa chọn nhà thầu

Dự án Khu đô thị phía Nam sông Như Ý được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khởi xướng từ tháng 2/2020, với mong muốn thu hút đầu tư để phát triển khu vực. Đến tháng 5/2024, Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố mở thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư, với thời gian đóng thầu vào ngày 2/5/2024.

Vào tháng 8/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Liên danh CTCP Khách sạn và Du lịch Thiên Thai và Công ty cổ phần Kiến trúc Tư vấn quản lý Đông Dương đã trúng thầu thực hiện dự án này.

Tổng quan về dự án

Khu đô thị phía Nam sông Như Ý nằm trong khu E của Đô thị mới An Vân Dương, phía Đông TP. Huế.

Dự án có diện tích quy hoạch khoảng 51,67ha, trong đó diện tích đất giao cho nhà đầu tư thực hiện là 48,82ha. Đây sẽ là một khu đô thị hiện đại, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân, đồng thời phát triển các tiện ích xã hội, dịch vụ mua sắm, và lưu trú dành cho khách du lịch khi đến Huế.

>> Chấm dứt hợp đồng mua bán 4 lô đất 'vàng' Thủ Thiêm, có lô được Tân Hoàng Minh trả giá 2,45 tỷ đồng/m2 nhưng bỏ cọc

Với định hướng phát triển bền vững, khu đô thị này sẽ được thiết kế theo mô hình "đô thị xanh" và "đô thị carbon thấp", góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tin về nhà thầu trúng thầu

CTCP Khách sạn và Du lịch Thiên Thai, một trong hai đơn vị trúng thầu, có trụ sở tại TP. Đà Nẵng và hiện do ông Nguyễn Cảnh Sơn giữ vị trí Tổng Giám đốc.

Công ty này hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ khách sạn.

Đối tác của Thiên Thai trong dự án là CTCP Kiến trúc Tư vấn quản lý Đông Dương, một đơn vị chuyên về thiết kế xây dựng và quản lý dự án.

Công ty này thành lập năm 2010, có trụ sở tại TP. HCM, và hiện do ông Trương Như Phúc làm Tổng Giám đốc.

Thừa Thiên Huế (còn gọi là Thừa Thiên - Huế, trước năm 1975 được biết đến với tên gọi tỉnh Thừa Thiên) là một tỉnh ven biển thuộc cực Nam của vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung Việt Nam.

Ngày 10/9, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chính phủ đã tổ chức hội nghị thẩm định đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị đã khẳng định mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là đề án có ý nghĩa chính trị quan trọng, thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội đồng thẩm định đã thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thông qua việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời thống nhất phương án sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc.

>> Những tuyến phố nào tại nội thành Hà Nội có nguy cơ ngập sâu trong 3 giờ tới?

Cảnh báo một số khu đô thị, tầng hầm nội thành Hà Nội ngập úng đến nửa mét

Thành phố đông dân nhất Việt Nam chuẩn bị 'hồi sinh' khu đô thị nằm trên bán đảo rộng hơn 400ha sau 30 năm ‘đứng hình’

Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Khu đô thị hơn 4.000 tỷ tại tỉnh vừa được Chính phủ phê duyệt lên TP trực thuộc Trung ương đã tìm được chủ
POWERED BY ONECMS & INTECH