Điểm đến

Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở cực Nam Việt Nam nằm trên địa bàn 6 huyện, là nơi nuôi dưỡng thuỷ, hải sản cho vịnh Thái Lan

Nhật Linh 29/12/2023 00:14

Nơi đây sở hữu hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị cao về đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên.

Ngày 26/5/2009, khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau chính thức được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu dự trữ sinh quyển này thuộc địa phận 6 huyện của tỉnh Cà Mau gồm Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Ngọc Hiển và Năm Căn. Tổng diện tích của khu dự trữ là 371.506ha, được chia làm ba phân khu chính: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp.

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau

Khu dự trữ sinh quyển này có các đặc trưng sinh thái chính: hệ thống diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi; hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa.

Trong đó, các vùng rừng ngập mặn diễn thế nguyên sinh trên đất bãi bồi tạo nên bãi sinh đẻ và nuôi dưỡng con non của các loài thủy, hải sản cho cả một vùng biển rộng lớn của vịnh Thái Lan; các hệ thống chuyển tiếp hệ sinh thái đặc trưng và những dấu tích cư dân đầu tiên trên vùng đất cực Nam của tổ quốc.

Khu dự trữ sinh quyển này thuộc địa phận 6 huyện

Khu dự trữ sinh quyển này thuộc địa phận 6 huyện

Khu sinh quyển này là mô hình phát triển bền vững của địa phương thông qua việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế và gìn giữ các giá trị văn hóa được thể hiện ở ba vùng lõi là Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và Dải rừng phòng hộ ven biển Tây Cà Mau.

Các vùng đệm và vùng chuyển tiếp bao quanh các vùng lõi làm nên một hành lang rộng lớn, đa dạng cảnh quan và hệ sinh thái, bao gồm các hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi bùn, đầm lầy ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển… lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú, có giá trị bảo tồn cao, đã và đang được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm, bảo vệ.

Khu sinh quyển này là mô hình phát triển bền vững của địa phương

Khu sinh quyển này là mô hình phát triển bền vững của địa phương

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau trong khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau có tổng diện tích 41.862ha, nằm trên địa bàn huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau 100km. Nơi đây là vùng đất ngập mặn với quần thể thực vật chiếm ưu thế là cây Đước. Đây là hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa và lịch sử.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc Chương trình quốc gia vể bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và vùng châu Á-Thái Bình Dương, có những đặc điểm độc đáo về địa lý tự nhiên và địa mạo tạo nên một vùng sinh thái cửa sông ven biển có một không hai ở Việt Nam.

Nơi đây còn là cột mốc cuối cùng của tổ quốc, là nơi ghi đậm những chiến công anh hùng của các cuộc kháng chiến cứu nước, có các di tích lịch sử và thắng cảnh, nơi du lịch, tham quan, giải trí lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

Ngoài ra, Vườn quốc gia U Minh Hạ cũng thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau với tổng diện tích 8.286ha. Vườn Quốc gia này nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An (thuộc huyện U Minh) và xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc (thuộc huyện Trần Văn Thời).

Vườn quốc gia U Minh Hạ

Vườn quốc gia U Minh Hạ

Vườn Quốc gia U Minh Hạ chia làm ba phân khu chính gồm: khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn, khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước, khu dịch vụ hành chính. Rừng tràm thuộc Vườn Quốc gia U Minh Hạ hiện cũng góp phần đưa khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau trở thành điểm tham quan hấp dẫn không nên bỏ lỡ trong hành trình du lịch Cà Mau.

>> 'Hòn ngọc' rộng hơn 10km2 trồng loại 'vàng trắng' đại dương có giá hàng triệu đồng, hiện là huyện đảo có mật độ dân số cao nhất Việt Nam

Khu dự trữ thiên nhiên của miền Trung Việt Nam nằm ở độ cao gần 700m, rộng hơn 22.000ha, được xem là ‘viên ngọc’ vô giá về tài nguyên rừng

Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận rộng hơn 75.000ha, chứa rừng ngập mặn là Di tích lịch sử quốc gia

Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Tây Nguyên rộng gần 300.000ha, là nơi nuôi dưỡng Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/khu-du-tru-sinh-quyen-the-gioi-o-cuc-nam-viet-nam-nam-tren-dia-ban-6-huyen-la-noi-nuoi-duong-thuy-hai-san-cho-vinh-thai-lan-d113757.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở cực Nam Việt Nam nằm trên địa bàn 6 huyện, là nơi nuôi dưỡng thuỷ, hải sản cho vịnh Thái Lan
POWERED BY ONECMS & INTECH