Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong 4 tháng đầu năm 2022

01-05-2022 09:32|Cẩm Nhung

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 122,36 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước...

Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 4 tháng đầu năm, khu vực kinh tế trong nước đạt 31,77 tỷ USD, tăng 21,6%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 90,59 tỷ USD, tăng 14,7%, chiếm 74%.

Trong 4 tháng đầu năm 2022 có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 63,1%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,3%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,8%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 2,9%, tăng 0,6 điểm phần trăm.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 3/2022 đạt 32,66 tỷ USD, thấp hơn 9 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 4/2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 32,19 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng trước và tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 119,83 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 40,97 tỷ USD, tăng 14,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 78,86 tỷ USD, tăng 16,4%. Trong 4 tháng đầu năm 2022 có 22 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 81,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,9%, tăng 0,04 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,2%, giảm 0,46 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,8%, tăng 0,5 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,1%, giảm 0,04 điểm phần trăm.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 35,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 37,1 tỷ USD.

4 tháng đầu năm 2022 xuất siêu sang EU ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 18 tỷ USD, tăng 2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 15,2 tỷ USD, tăng 58,3%; nhập siêu từ ASEAN 5,8 tỷ USD, tăng 15,4%; nhập siêu từ Nhật Bản 790 triệu USD, tăng 57,7%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 3 xuất siêu 2,05 tỷ USD; quý I xuất siêu 1,46 tỷ USD; tháng 4 ước tính xuất siêu 1,07 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 2,53 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,73 tỷ USD.

Vận tải hành khách tháng 4/2022 ước đạt 358,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 12,7% so với tháng trước và luân chuyển 17,2 tỷ lượt khách.km, tăng 19,8%. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, vận tải hành khách đạt 1.224,8 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 3%) và luân chuyển 56,1 tỷ lượt khách.km, giảm 0,7% (cùng kỳ năm trước giảm 2,9%).

Vận tải hàng hóa tháng 4/2022 ước đạt 155,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 4,2% so với tháng trước và luân chuyển 33,6 tỷ tấn.km, tăng 1,4%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, vận tải hàng hóa đạt 628,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 11,2%) và luân chuyển 129,9 tỷ tấn.km, tăng 12% (cùng kỳ năm trước tăng 11,2%).

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4/2022 đạt 101,4 nghìn lượt người, gấp 2,4 lần so với tháng trước và gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 192,4 nghìn lượt người, tăng 184,7% so với cùng kỳ năm trước.

kinh-te-viet-nam-quy-1-2022.jpg

'Mạch máu giao thương' kết nối khu kinh tế lâu đời bậc nhất Việt Nam với đường sắt Bắc - Nam có chuyển động mới

TS. Cấn Văn Lực: Nếu Mỹ áp thuế 25%, xuất khẩu giảm 7,5 tỷ USD nhưng GDP Việt Nam vẫn sẽ tăng 7%

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kinh-te-viet-nam-tang-truong-an-tuong-trong-4-thang-dau-nam-2022-125547.html
Bài liên quan
  • Xuất khẩu của doanh nghiệp nội tăng trưởng vượt FDI, kinh tế Việt Nam chuyển mình sang giai đoạn mới?
    Xuất siêu tháng 4/2025 chỉ đạt 580 triệu USD, nhưng đằng sau con số ấy là một cuộc dịch chuyển âm thầm mà ngoạn mục: doanh nghiệp nội địa đang trỗi dậy, dần xoay chuyển thế trận lâu nay vốn nằm trong tay FDI.
  • Thủ tướng nêu 11 nhiệm vụ trọng tâm đưa quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD
    Sáng 5/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2025.
  • Tăng trưởng 2 con số, cách nào?
    Nền kinh tế đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hướng tới tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Để đạt mục tiêu tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam cần tìm động lực mới, thoát bẫy thu nhập trung bình, tăng năng suất lao động.
  • Chỉ số vĩ mô đang ổn định vững chắc, Việt Nam đã sẵn sàng cho bước nhảy vọt 2025
    Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt chiến lược khi kinh tế Việt Nam vươn mình trở thành bệ phóng cho giai đoạn phát triển mới. Giữa làn sóng biến động toàn cầu, Việt Nam vẫn giữ vững ổn định vĩ mô, đồng thời tận dụng "cú hích kép" từ FDI kỷ lục và xuất khẩu bứt phá để gia cố nội lực. Quyết tâm chính trị được thể hiện rõ qua hàng loạt hành động chưa có tiền lệ, cho thấy nỗ lực về đích mạnh mẽ trong năm bản lề này.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong 4 tháng đầu năm 2022
    POWERED BY ONECMS & INTECH