KTS danh tiếng hàng đầu Việt Nam: Một loại gỗ có thể xây nhà 18 tầng, được ví như 'bê tông xanh' chống cong vênh, mối mọt
Loại gỗ này có thể thay thế bê tông trong tương lai, là giải pháp xây dựng bền vững hàng đầu.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và hướng tới một tương lai bền vững, việc sử dụng các nguyên vật liệu xanh đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Những vật liệu này không chỉ có khả năng thay thế bê tông truyền thống mà còn giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon, góp phần bảo vệ môi trường. Đây chính là nền tảng vững chắc cho một hành trình xây dựng xanh.
Được tổ chức bởi Tập đoàn Trần Đức, Bàn tròn Net Zero là talkshow đầu tiên tập trung vào việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và các giải pháp hướng tới mục tiêu Net Zero trong ngành kiến trúc và xây dựng. Chương trình quy tụ nhiều chuyên gia uy tín như kiến trúc sư giám đốc dự án, giám đốc kỹ thuật, nhà báo, tạo cơ hội để các bên liên quan cùng nhau trao đổi và hợp tác.
Gỗ, từ lâu đã được xem là một trong những vật liệu xây dựng lý tưởng, đáp ứng cả yếu tố thẩm mỹ và kỹ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn nhiều người quan niệm rằng gỗ không thực sự hữu ích trong cuộc sống. Với những tiến bộ trong công nghệ, gỗ đã chứng minh được vai trò quan trọng trong xây dựng xanh. Các giải pháp xử lý vật liệu này hiện đại đã khắc phục hoàn toàn những nhược điểm truyền thống, giúp nó trở thành một lựa chọn bền vững và thân thiện với môi trường.
Chia sẻ về vấn đề này, KTS Trần Tuấn Anh - trưởng phòng thiết kế Tập đoàn Trần Đức khẳng định: "Cong, vênh, nứt, tét, mối mọt… chính xác là những gì mà mọi người hay quan ngại về nguyên liệu gỗ trước đây, đặc biệt để xây dựng cho khu vực Đông Nam Á với khí hậu nhiệt đới rất khắc nghiệt. Nhưng giờ đây chúng ta đã có những giải pháp xử lý gỗ tiên tiến (công nghệ biến tính gỗ Thermo và công nghệ H-Grade) để giải quyết những vấn đề này.
Với những dự án sử dụng nguyên liệu gỗ như resort An Lâm Retreats Ninh Vân Bay với gần 10 năm đi vào hoạt động đã chứng minh rằng nguyên liệu gỗ hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng đó, thậm chí còn xử lý luôn cả vấn đề mục nát khi tiếp xúc với nước biển".
KTS hàng đầu Việt Nam đánh giá cao vai trò của cấu kiện gỗ CLT trong tương lai. Xuất hiện lần đầu tại Áo vào đầu những năm 1990, cấu kiện gỗ CLT đã tạo nên một cuộc cách mạng đối với ngành xây dựng. Với khả năng xây dựng các công trình cao tầng, bền vững, CLT đã chứng minh được tiềm năng to lớn của mình, điển hình là tòa nhà Brock Commons Tallwood House ở Canada với 18 tầng hoàn toàn bằng gỗ.
Với khả năng giảm tới 50% lượng carbon thải ra so với bê tông truyền thống, CLT đang trở thành "ngôi sao" mới trong ngành xây dựng bền vững. Không chỉ thân thiện với môi trường, nó còn rút ngắn đáng kể thời gian thi công nhờ cấu trúc được sản xuất sẵn. Nhờ những ưu điểm vượt trội này, CLT được coi như "bê tông xanh" trong tương lai, ngày càng có tính ứng dụng cao.
Việc Tập đoàn Trần Đức chính thức đưa công nghệ CLT vào sản xuất từ cuối năm 2023 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong ngành xây dựng Việt Nam. Đây không chỉ là sự kiện đánh dấu sự ra đời của một giải pháp cấu kiện gỗ hiện đại mà còn là bước đi tiên phong đưa ngành kiến trúc nước nhà hội nhập sâu rộng với các xu hướng xây dựng bền vững trên thế giới.
>> Giảng đường một trường đại học Việt Nam thắng giải kiến trúc quốc tế