Là giám đốc nhân sự của một công ty lớn, sai nhân viên rót trà, trải chiếu, tôi bị 'phản đòn' đến ê mặt

07-03-2024 15:30|Linh Chi

Những lời nói đó như tiếng sét đánh trúng vào sự cao ngạo, để lại cho tôi bài học sâu sắc về cách ứng xử nơi công sở.

Nơi công sở, chuyên môn, hiệu suất làm việc là 2 yếu tố được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không tránh được những tình huống oái oăm, ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ đồng nghiệp.

38 tuổi, tôi là giám đốc nhân sự của một công ty lớn, quản lý khá nhiều nhân viên, trong đó có cô gái sinh năm 1998, ngồi ngay cạnh được tôi quan tâm, ưu ái hơn cả. Con bé tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, giỏi giang, khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát và rất ngoan ngoãn, tôi nói gì nó đều "một dạ hai vâng".

Mâu thuẫn nơi công sở là chuyện không hiếm gặp.

Mâu thuẫn nơi công sở là chuyện không hiếm gặp.

Sau 2 tháng thử việc, con bé được nhận vào làm nhân viên chính thức. Những ngày đầu, tôi chỉ bảo nó nhiều thứ về chuyên môn, bỏ qua cho một vài chuyện nhỏ như có hôm đi muộn hay về sớm đột xuất. Thậm chí vào làm chưa được 1 năm nhưng tôi đã đề xuất công ty tăng lương cho con bé. Mọi người trong công ty vẫn hay trêu đùa rằng con bé là "tâm phúc" của tôi.

Với từng đó sự giúp đỡ cùng sự thân thiết, tôi nghĩ con bé phải nghe lời mình vô điều kiện. Những gì tôi cần đáp lại cũng rất đơn giản, chỉ đơn giản là xuống căng tin mua hộ ổ bánh mì ăn sáng, lấy hộ tôi đồ ship. Trưa đến, chị em cùng mang cơm đi ăn trưa thì tiện tay rửa hộ tôi vài cái hộp, sau đó thì trải chiếu dưới sàn, hai chị em cùng nằm nghỉ, ngủ dậy thì gấp, cất chiếu đi.

Thời gian đầu, tôi thấy con bé rất nhiệt tình, nhờ việc gì đều làm rất nhanh chóng. Nhưng dần dần sự nhiệt tình đó biến mất. Con bé bắt đầu chậm trả lời, thậm chí lờ đi khi tôi gọi nó để nhờ vả.

Một lần, tôi nhờ con bé xuống dưới sảnh tòa nhà lấy hộ đồ đặt online. Lúc đó, nó đang làm dở việc nên tỏ thái độ khó chịu. Tôi vẫn mặc kệ, trêu chọc: “Bầu bí chịu khó đi lại cho dễ đẻ. Em xuống luôn đi, shipper đứng đợi dưới sảnh 15 phút rồi”.

Trớ trêu thay, tôi quên không gửi số điện thoại của shipper cho con bé, điện thoại để im lặng trong túi xách. Vào ngày hè, nắng to, con bé gọi cho tôi hàng chục cuộc nhưng không được. 30 phút sau, nó mang đồ lên với gương mặt đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhại.

Tôi cười xòa cảm ơn và xin lỗi vì không để ý điện thoại. Tưởng chừng chỉ cần thế là xong nhưng con bé nói to như quát vào mặt tôi: "Chị bảo shipper đợi dưới sảnh 15 phút rồi, giục em vội vàng đi xuống nhưng lại chẳng có ai đứng ở dưới. Gọi điện thoại thì chị không nghe, số điện thoại shipper thì không cho. Chị có thấy tội lỗi khi để một bà bầu 8 tháng đứng dưới trời nắng nóng chờ lấy đồ cho mình không?

Người ta đo nhiệt độ, dưới 37 độ mới được vào tòa nhà nhưng vì đứng dưới trời nóng mà em bị quá nhiệt độ, phải đứng thêm một lúc lâu cho hạ nhiệt mới được vào đó".

Đặc biệt mối quan hệ giữa sếp và nhân viên thường có nhiều vấn đề.

Đặc biệt mối quan hệ giữa sếp và nhân viên thường có nhiều vấn đề.

Phản ứng của con bé khiến tôi kinh ngạc. Đồng nghiệp đổ dồn ánh mắt về hai chị em. Con bé tiếp tục nói: “Em vào đây để làm việc nhưng gần 2 năm qua chị sai em làm hết việc vặt này đến việc vặt khác. Đáng nói là đều việc riêng của chị từ đi mua đồ ăn sáng, đi lấy hàng đặt online, rửa bát, trải chiếu... Ngay cả khi em bầu bí nặng nề chị vẫn coi em như chân sai vặt, bảo chạy đi chạy lại. Xin lỗi, em là nhân viên chứ không phải là chân sai vặt của chị".

Tôi điếng người, nóng mặt quát lớn: “Tôi đang là sếp của cô đó. Ai tuyển cô vào làm? Ai chỉ bảo công việc cho cô? Nhờ cô làm vài việc vặt vãnh mà cô lớn tiếng kể công thế à?”.

“Chị tuyển em vào làm vì em có năng lực. Nếu chị tuyển em vào chỉ để làm chân sai vặt, làm việc riêng giúp chị thì xin lỗi, em nghỉ việc. Chị nên học cách phân biệt việc công việc tư, nhân viên và ô sin đi", con bé thẳng thừng đáp. Hôm sau, trên bàn tôi là lá đơn xin nghỉ việc của con bé.

Sự việc lần này khiến tôi tai tiếng vô cùng. Đồng nghiệp xì xào bàn tán, lời ra tiếng vào. Hình tượng người sếp mẫu mực cũng ảnh hưởng. Điều quan trọng là tôi day dứt suốt thời gian dài. Tôi đã từng tự tin rằng kiến thức và trải nghiệm hàng chục năm làm việc ở môi trường công sở nên có thể khéo léo đối nhân xử thế, giải quyết mọi tình huống. Thế nhưng những lời con bé nói như tiếng sét đánh trúng vào sự cao ngạo, để lại cho tôi bài học sâu sắc về cách ứng xử nơi công sở.

>>Sống ở đời, có 3 ĐIỀU cậy miệng cũng tuyệt đối không nói, biết mà tránh kẻo rước hoạ vào thân

Câu hỏi ứng viên tuyệt đối không được hỏi ngược lại nhà tuyển dụng nếu không muốn bị loại, chuyên gia đưa cách hỏi đúng

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/la-giam-doc-nhan-su-cua-mot-cong-ty-lon-sai-nhan-vien-rot-tra-trai-chieu-toi-bi-phan-don-den-e-mat-d117503.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Là giám đốc nhân sự của một công ty lớn, sai nhân viên rót trà, trải chiếu, tôi bị 'phản đòn' đến ê mặt
    POWERED BY ONECMS & INTECH