Lần đầu tiên trong lịch sử, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sửa Hiến pháp vì chị em phụ nữ nhân dịp lễ 8/3

07-03-2024 12:48|Phương Nhi

Ngày 4/3 vừa qua, Pháp đã thông qua dự luật mới về quyền phá thai được ghi thêm trong Hiến pháp.

Các nhà lập pháp nước Pháp đã thông qua dự luật mới về quyền phá thai được ghi thêm trong Hiến pháp với số phiếu ủng hộ áp đảo, qua đó khiến Pháp trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên toàn cầu thực hiện điều này.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sửa Hiến pháp vì chị em phụ nữ nhân dịp lễ 8/3
Các nhà lập pháp ngày 4/3/2024 đã thông qua dự luật mới về quyền phá thai được ghi thêm trong Hiến pháp với số phiếu ủng hộ áp đảo

Động thái mang tính lịch sử này vốn được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất như một cách để ngăn chặn phong trào chống quyền phá thai của phụ nữ những năm gần đây ở Mỹ.

Theo Fortune, cuộc bỏ phiếu trong phiên họp đặc biệt của Nghị viện Pháp đã thu hút sự hoan nghênh nhiệt liệt từ các nhà lập pháp. Với 780 phiếu thuận và 72 phiếu chống, cuộc họp diễn ra ở Cung điện Versailles đã đáp ứng được yêu cầu về 3/5 số phiếu bầu cần thiết để thông qua sửa đổi Hiến pháp.

Các nhà lập pháp ca ngợi động thái này có thể làm nên lịch sử, qua đó Pháp gửi một tín hiệu rõ ràng về sự ủng hộ đối với quyền sinh sản, trong bối cảnh việc phá thai đang bị đe dọa ở Mỹ, cũng như ở các khu vực ở Châu Âu, như Hungary, nơi các đảng cực hữu nắm quyền lực.

Ngay sau động thái trên, hàng loạt tổ chức hoạt động vì quyền phụ nữ đã ăn mừng, ca ngợi Tổng thống Macron trong bối cảnh Tòa án Mỹ thông qua lệnh đảo ngược quyền được phá thai vào năm 2022.

Ngay lập tức, Tháp Eiffel được thắp sáng với dòng chữ “cơ thể của tôi, sự lựa chọn của tôi”.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sửa Hiến pháp vì chị em phụ nữ nhân dịp lễ 8/3
Tháp Eiffel sáng lên với thông điệp "cơ thể của tôi là sự lựa chọn của tôi" sau cuộc bỏ phiếu hôm thứ Hai

Thủ tướng Pháp Gabriel Attal nói trước cuộc bỏ phiếu rằng các nhà lập pháp có “món nợ đạo đức” với những phụ nữ trước đây bị buộc phải phá thai bất hợp pháp.

Quốc gia này lần đầu tiên hợp pháp hóa việc phá thai vào năm 1975, sau một chiến dịch do Bộ trưởng Y tế lúc bấy giờ là Simone Veil, người đã trở thành một trong những biểu tượng nữ quyền nổi tiếng nhất của đất nước dẫn đầu.

Trên thực tế, trước đó, Nam Tư cũ cũng đã quy định trong Hiến pháp năm 1974 về việc "một người được tự do quyết định việc có con hay không" nhưng không nêu chi tiết cụ thể cũng như đảm bảo quyền phá thai của nữ giới. Sau khi Nam Tư cũ giải thể đầu thập niên 1990, mặc dù các quốc gia mới kế thừa điều này trong Hiến pháp nhưng cũng không ghi cụ thể hay đảm bảo quyền lợi phá thai rõ ràng cho người phụ nữ.

Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp để ghi nhận việc phá thai vào tháng 1/2024 với số phiếu áp đảo và quyết định chính thức được thông qua tại Thượng viện vào thứ 4 tuần trước. Cuộc họp chung đã diễn ra vào ngày 4/3 vừa qua với 3/5 số nhà lập pháp ủng hộ.

Tờ Fortune cho hay hiện không có đảng phái chính trị nào tại Pháp nghi vấn về quyền phá thai, từ đảng cầm quyền cho đến đảng đối lập. Những cuộc thăm dò gần đây cho thấy 80% công chúng Pháp ủng hộ quyền phá thai của phụ nữ và đa số người dân cũng đồng tình việc ghi chúng vào trong Hiến pháp.

Một điều đặc biệt là chính phán quyết của Tòa án tối cao Mỹ năm 2022 hủy bỏ đạo luật đảm bảo quyền phá thai của phụ nữ vốn đã tồn tại 50 năm là nguyên nhân khiến công chúng Pháp quan tâm hơn đến vấn đề này, từ đó dẫn đến cuộc bỏ phiếu lịch sử trên.

Bộ trưởng Tư pháp Pháp Eric Dupond-Moretti từng cho hay rằng lịch sử có rất nhiều những ví dụ, trong đó “các quyền cơ bản” được bảo vệ nhưng sau đó lại bị tước bỏ, “như gần đây chúng tôi đã được nhắc nhở bởi quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.”

Trong lịch sử, việc sửa đổi Hiến pháp là một quá trình tốn nhiều công sức thảo luận để đi đến nhất trí, đồng thời cũng là một sự kiện hiếm có ở Pháp.

Kể từ khi được ban hành năm 1958, Hiến pháp Pháp đã được sửa đổi 17 lần. Lần gần đây nhất là vào năm 2008, khi Nghị viện được trao nhiều quyền lực hơn và công dân Pháp được quyền đưa khiếu nại của mình lên Tòa án Hiến pháp.

>> 5 nữ đại gia gốc Việt sở hữu gia tài khủng ở trời Tây: Người xây cơ ngơi điện lạnh triệu đô, kẻ khuynh đảo phố Wall

Tuổi thơ bỏ học và quyết định thay đổi cuộc đời của nữ tỷ phú Nhật Bản

Nữ tỷ phú tự thân từng làm phóng viên đến khối tài sản hơn 10 tỷ USD

Cuộc đời thăng trầm từng bỏ học, làm công nhân của nữ tỷ phú Trung Quốc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lan-dau-tien-trong-lich-su-phap-tro-thanh-quoc-gia-dau-tien-tren-the-gioi-sua-hien-phap-vi-chi-em-phu-nu-nhan-dip-le-83-225517.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Lần đầu tiên trong lịch sử, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sửa Hiến pháp vì chị em phụ nữ nhân dịp lễ 8/3
POWERED BY ONECMS & INTECH