Vị vua khỏe nhất Trung Quốc qua đời ở tuổi 23 vì nâng Cửu Đỉnh khổng lồ, gây nên cái chết đầy bi hài, mở ra tranh chấp kế vị khiến nhà Tần chao đảo
Tần Vũ Vương, vị vua thứ 32 của nhà Tần, đã tự kết thúc cuộc đời mình ở tuổi 23 vì tham vọng khoe khoang sức mạnh. Cái chết dở khóc dở cười của ông không chỉ gây chấn động triều đình, mà còn khơi mào cho khủng hoảng kế vị làm thay đổi cả triều đại.
Lên ngôi khi mới chỉ 19 tuổi, Hoàng đế Tần Vũ Vương nổi tiếng là vị vua anh minh, tài giỏi, có công lớn trong việc phục hưng nhà Tần. Trong thời gian trị vì ngắn ngủi, ông đã thực hiện những bước tiến quan trọng cho đế chế của mình: củng cố chính quyền bằng việc đặt ra chức Thừa tướng, hay lập ra những chiến dịch mở rộng lãnh thổ, nhằm tiến gần đến Trung Nguyên.
Không những vậy, Tần Vũ Vương còn được mệnh danh là vị vua khỏe nhất trong lịch sử Trung Quốc. Theo Đại sử ký của học giả thời nhà Hán, Hoàng đế Tần Vũ Vương là một người đàn ông cực kỳ khỏe mạnh, ông cao gần 2m và có thể nâng đỡ những vật nặng trăm cân mà mặt không biến sắc. Một trong những trò tiêu khiển yêu thích của ông là cạnh tranh với những người khác trong các cuộc đấu sức mạnh. Ông thậm chí còn thăng chức cho nhiều người đàn ông lực lưỡng khác lên các vị trí cấp cao trong chính quyền của mình.

Thế nhưng, chính sức mạnh đầy tự hào này đã dẫn tới cái chết đầy bi thảm của ông khi mới chỉ 23 tuổi. Vào khoảng năm 307 Trước Công Nguyên, trong chuyến vi hành đến Lạc Dương, Tần Vũ Vương đã thách đấu với một lực sỹ tên Mạnh Nguyệt trong một cuộc thi nâng vật. Vật mà họ phải nâng là một chiếc nồi nấu ăn bằng đồng với ba chân khổng lồ, còn được gọi là đỉnh đồng, hay Cửu Đỉnh. Đáng nói, đây không phải là một chiếc đỉnh đồng bình thường. Nó được đúc theo lệnh của Hoàng đế Đại Vũ, vị vua huyền thoại được cho là đã dựng nên đế chế nhà Hạ.
Theo lời kể dân gian, người ta nói rằng vua Đại Vũ đã đúc chín chiếc đỉnh khổng lồ, mỗi chiếc tượng trưng cho một khu vực nhất định dưới sự cai trị của ông, tạo nên Cửu Đỉnh. Kể từ đó, Cửu Đỉnh đã trở thành một biểu tượng quan trọng của quyền lực đế quốc trong văn hóa Trung Quốc, thậm chí còn lan rộng ảnh hưởng tới các nước phong kiến lân cận.

>> Vị vua ‘lười’ nhất Trung Hoa: Suốt 28 năm không thiết triều, điều kỳ lạ trong lăng mộ hé lộ sự thật đau đớn
Do sức nặng ngàn cân của Cửu Đỉnh, các lực sỹ thử sức đều lần lượt chịu thua. Dưới sự chứng kiến của đông đảo quần thần, để chứng minh rằng mình không hề kém cỏi, Tần Vũ Vương đã liều lĩnh muốn nâng Cửu Đỉnh lên ngực. Ông hít sâu, giương sức và nâng được chiếc Cửu Đỉnh lên khỏi mặt đất khoảng 2cm như một chiến tích ngạo nghễ. Nhưng ngay sau khi ông khẽ chuyển động, chiếc đỉnh bỗng trượt, đè nát xương cẳng chân ông, khiến ông chịu chấn thương nặng nề, rồi tử vong không lâu sau đó.
Việc Tần Vũ Vương qua đời không kịp truyền ngôi cho con đã tạo ra cuộc khủng hoảng kế vị lớn. Không có người kế, quyền lực bị giằng xé giữa các hoàng tử, thừa tướng và các thế lực phe phái. Cuối cùng em ông, Hoàng đế Tần Chiêu Tông, đã lên ngôi dưới sự hậu thuẫn của nhà Triệu, khởi điểm cho sự lụi tàn của đế chế nhà Tần.

Chia sẻ về sự ra đi của ông, các nhà sử gia cho rằng, nếu có thể thay đổi lịch sử, không nâng Cửu Đỉnh và sống lâu hơn, nhà Tần nhất định có thể thống nhất thiên hạ, vang danh muôn đời.
Theo phong tục thời xưa, người ta thường chúc Hoàng đế sống lâu “vạn tuế”, thế nhưng, hầu hết những người trị vì triều đại đều không được sống thọ. Trên thực tế, do bệnh tật, bị ám sát hoặc những cuộc làm phản của triều thần, chưa đến 50% các hoàng đế sống đến hơn 50 tuổi và chỉ có 30 người sống đến 60 tuổi. Cái chết bi hài của Tần Vũ Vương vừa là một sự kiện bi kịch, vừa là một giai thoại hài cực đoan trong lịch sử Trung Quốc, để lại dấu chấm dở dang cho một vị vua trẻ đại tài.
Theo: The World Of Chinese, Reddit, iNEWS.