Láng giềng Việt Nam xuất hiện “kho báu” quý hiếm chưa từng thấy trên thế giới

18-11-2023 15:31|Phương Nhi

Được biết, trong đó nổi bật với một loại mỏ kho báu có trữ lượng lên tới 80 triệu tấn, lớn nhất từ trước đến nay.

Láng giềng Việt Nam xuất hiện “kho báu” quý hiếm chưa từng thấy trên thế giới

Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng nằm ở phía Tây Trung Quốc và là một khu vực chưa nhiều kho báu khoáng sản. Giá trị tài nguyên khoáng sản tại đây có thể lên tới 83 tỷ USD. Sản lượng tài nguyên tập trung chủ yếu ở dãy núi Tanggula, dãy núi Gangdise và vùng sông Brahmaputra với hơn 100 loại khoáng sản đã được phát hiện.

Dãy núi Tanggula được đánh giá là một trong những nơi giàu tài nguyên khoáng sản nhất thế giới, đặc biệt là tài nguyên đồng và sắt.

Cách đây hơn 60 năm, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra mỏ đồng đầu tiên ở Tây Tạng mang tên mỏ đồng Yulong. Đánh dấu cột mốc quan trọng mở đường cho công cuộc khai thác "kho báu" khoáng sản của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng.

Năm 2006, một nhà khoa học Tang Juxing đã lãnh đạo nhóm của mình tổng hợp một mô hình thăm dò mới dựa trên kinh nghiệm thăm dò được thế hệ trước đây và phát hiện ra mỏ đa kim loại đồng Jiama đẳng cấp thế giới.

Theo ước tính của các nhà khoa học, mỏ đa kim đồng Jiama chứa tới 10 triệu tấn tài nguyên đồng, ngoài ra còn có 305,5 tấn vàng, 153.840 tấn bạc và 106,2 tấn molypden. Bên cạnh đó, ở khu vực này còn phát hiện mỏ Tiegelongnan, với hàm lượng đồng kỷ lục ước tính đạt 15 triệu tấn.

Được biết, tổng lượng nguồn tài nguyên đồng được phát hiện tại đây đã lên tới 80 triệu tấn và trữ lượng vàng liên quan đã vượt quá 20 triệu tấn.

Trung Quốc, để thực hiện thăm dò được các mỏ đa kim, đã sử dụng công nghệ AI phát hiện vật liệu xếp chồng dưới lòng đất. Điều này nhằm giám sát và phân tích vị trí, độ cao và độ ổn định của kho báu tài nguyên dưới lòng đất theo thời gian thực. Đồng thời, công nghệ AI giúp thu thập hình ảnh và dữ liệu của mỏ, quặng thông qua camera và cảm biến, sau đó sử dụng các thuật toán tính toán độ cao, xử lý hình ảnh và máy học để phân tích.

Cụ thể, hệ thống AI có thể phát hiện xem vị trí của mỏ ,quặng vượt quá phạm vi an toàn, chiều cao hay độ ổn định dựa trên các tiêu chuẩn an toàn đã đặt ra. Qua đó, các kỹ sư có thể kịp thời tình hình và đưa ra cảnh báo sớm về các mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Bằng những công nghệ hiện đại để phát hiện ra nguồn tài nguyên, Trung Quốc sẽ tránh khỏi tình trạng phụ thuộc nguồn khoáng sản nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, việc bảo vệ môi trường và phát triển khoáng sản cũng mang đến những thách thức. Trên thực tế, việc đào các mỏ khoáng sản có gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường, chính vì vậy công nghệ khai thác cũng cần được đặc biệt quan tâm.

Dù vậy, sự phát triển các dự án khai thác đồng tại Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng đang tạo ra sự thay đổi tích cực trong ngành công nghiệp này.

Trung Quốc chi tiền "khủng" để khai thác "kho báu" có trữ lượng 120 triệu tấn/năm

Giảm 20%, dự án tỷ USD của đại gia bất động sản Trung Quốc đấu giá lần 2 vẫn ế

Trung Quốc chạm đến "kho báu" với giếng dầu khí sâu nhất châu Á: Sâu hơn 9.400 mét, sản xuất 200 tấn dầu thô mỗi ngày

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lang-gieng-viet-nam-xuat-hien-kho-bau-quy-hiem-chua-tung-thay-tren-the-gioi-211381.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Láng giềng Việt Nam xuất hiện “kho báu” quý hiếm chưa từng thấy trên thế giới
POWERED BY ONECMS & INTECH