Loại quả rẻ tiền, có tên như một loại động vật ở Việt Nam hóa ra lại có công dụng cực tốt cho sức khỏe: giúp làm giảm mỡ máu, tốt cho tiêu hóa và bổ thận
Loại táo này tuy rẻ tiền và rất phổ biến tại Việt Nam nhưng ít ai biết nó lại là một dược liệu quý bảo vệ sức khỏe.
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, táo mèo có nhiều tên gọi khác nhau như "táo dại", "táo nhám", "sơn tra", có tác dụng làm tăng vị giác, kích thích tiêu hóa, hoạt huyết và bổ thận.
Táo mèo có tên khoa học là Zizyphus rugosa Lamk. (Z. oenoplia Mill.), thuộc Họ Táo ta - Rhamnaceae. Bộ phận được dùng làm thuốc là quả. Quả táo mèo có vị chua, ngọt và tính bình. Quy kinh: Tỳ, Vị.
Giá trị chữa bệnh của táo mèo được ghi chép trong nhiều sách cổ. Theo Tân tu bản thảo, táo mèo có vị chua, tính hàn và không độc. Bản thảo cương mục cũng ghi rằng táo mèo có vị chua, ngọt và tính hơi ôn.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, trong y học cổ truyền, táo mèo được sử dụng để thanh nhiệt, tán huyết ứ, kích thích tiêu hóa, điều trị các tình trạng như đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, bệnh gan do lạm dụng rượu, giảm mỡ máu và bổ thận.
Nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh rằng nước chiết từ quả táo mèo có khả năng tăng cường hoạt động enzym trong dạ dày, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Táo mèo cũng được coi là có khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch và hạ áp huyết. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng táo mèo có thể thúc đẩy việc tiết cholesterol và giảm lượng chất béo trong máu, đồng thời giúp làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch.
Hiện nay, táo mèo được sử dụng theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Phương pháp phổ biến bao gồm chiết nước uống, tạo thành bột để làm hoàn, ngâm trong rượu và nấu thành cao...
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, hiện nay người dân thường sử dụng táo mèo ngâm trong rượu với mục tiêu bổ trợ sức khỏe và tăng cường lưu lượng máu.
Tuy nhiên, để có rượu táo mèo có tác dụng chữa bệnh, cần phải kết hợp với nhiều loại thuốc khác. Ví dụ: sử dụng táo mèo chín 50g, đẳng sâm 50g, ba kích thiên 50g, cốt toái bổ 50g, sinh địa 50g, đương quy 50g, xuyên khung 50g, và rượu trắng 2 lít để ngâm rượu, sau đó uống 8-12ml mỗi ngày.
Táo mèo có đặc tính tốt cho hệ tiêu hóa, thường được sử dụng trong các phương pháp điều trị tiêu thực. Trong trường hợp cảm thấy ăn uống đầy bụng và khó tiêu, bạn có thể dùng táo mèo khô, sắc nước uống thay cho trà ngay khi còn ấm và cần duy trì thói quen này trong khoảng 2 - 3 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối với người bị tình trạng rối loạn mỡ máu, táo mèo có khả năng giúp kiểm soát mỡ máu bằng cách thúc đẩy quá trình tiết cholesterol. Bạn cũng có thể sử dụng một bài thuốc gồm 10g táo mèo, 10g lá chè tươi, 10g cúc hoa hãm trà để uống nước. Mỗi ngày một lần để giảm mỡ máu và hạ áp huyết.
Ngườicao huyết áp và béo phì cũng có thể dùng táo mèo 15g kết hợp với 20g hà diệp hãm lấy nước để giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.
Ngoài việc sử dụng táo mèo trong điều trị các bệnh lý cụ thể, táo mèo còn được sử dụng như một loại thuốc bổ thận và hoạt huyết. Theo Lương y Sáng, một phương pháp sử dụng táo mèo như thuốc bổ thận bao gồm 16g táo mèo, 16g sinh đỗ trọng, 16g thảo quyết minh, 62g tiên ngọc mễ tu, 6g hoàng bá cùng 3g sinh đại hoàng. Bạn có thể sắc thuốc và uống mỗi ngày theo hướng dẫn.
Lương y cũng nhấn mạnh rằng để sử dụng táo mèo hiệu quả như một phương pháp điều trị thì cần sự tư vấn và hướng dẫn từ một người có kiến thức chuyên môn về y học cổ truyền.