Sống

Loại quả "tí hon" nhưng giá gần tỷ đồng/kg, ở Việt Nam trồng đại trà như cây cảnh: Siêu nhiều vitamin C, ngăn lão hoá cực tốt

Thanh Thanh 02/09/2023 14:00

Tại một số quốc gia, giá của loại ớt này được bán cho các nhà hàng cao cấp tới 25.000 USD một kg, thậm chí có thời điểm giá bán lên tới 35.000 USD.

Giống ớt đắt đỏ này có tên Aji Charapita đến từ Peru. Ớt Aji Charapita có trái tròn, nhỏ như hạt đậu, màu vàng cam, độ cay lên đến 30.000-50.000 (độ cay theo thang đo Scolville). Chúng là loại cây trung hạn, có độ cao 40 - 55cm, tán rộng 35 - 45cm, sinh trưởng tốt khi ở nhiệt độ 16 - 45 độ C, cho thu hoạch quả sau 90 ngày. Mỗi cây có hàng trăm quả nhỏ tròn, màu đỏ hoặc vàng, nhưng màu vàng phổ biến hơn cả.

ot-peru

Đây vốn là loại cây mọc hoang ở những khu rừng phía bắc Peru, sau này được người dân phát hiện và mang về trồng trọt, kinh doanh. Với độ cay cực khủng, ớt Aji Charapita được đầu bếp khách sạn 5 sao đánh giá cao, mang lại hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn. Được biết, tại một số quốc gia, giá của loại ớt này được bán cho các nhà hàng cao cấp tới 25.000 USD (khoảng 550 triệu đồng). Thậm chí, có thời điểm giá bán ớt Aji Charapita lên tới 35.000 USD (hơn 800 triệu đồng).

Tuy nhiên, điều khá bất ngờ là loại ớt này lại được khá nhiều người ở Việt Nam trồng làm cảnh, giá ớt cũng chỉ 10 triệu đồng/kg với loại tươi. Giá của loại ớt này khi bán ở nước ta đã thấp hơn rất nhiều so thế giới, thậm chí còn được cho tặng miễn phí. Sau bài đăng lên mạng xã hội Facebook, chị Đỗ Mỹ Dung (Rạch Giá, Kiên Giang) – người đem tặng ớt Aji Charapita, đã nhận được hàng nghìn tin nhắn và bình luận với mong muốn nhận được những quả ớt này miễn phí.

Cá nhân Đỗ Mỹ Dung chia sẻ với báo giới rằng chị được một người bạn tặng cây này về trồng thử, “Trái nhỏ xíu nhưng ớt rất cay và giòn, có nước và thơm lắm. Nhưng vị cay cũng tan nhanh, không đọng lại lâu như ớt nước ta. Nói chung, vị của nó rất đã, ăn một lần nhớ mãi, thâm tâm mình cũng muốn biết đâu từ loại ớt mình chia sẻ, sẽ tạo cơ hội cho mọi người nhân giống và phát triển kinh tế”, chị nói.

ot-dat-nhat-the-gioi-0220230831142705

Được biết, ớt Charapita có giá đắt đỏ vì có các thành phần tốt cho sức khỏe, có thể giúp giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa và chống viêm nhiễm tốt. Lượng vitamin C trong mỗi quả ớt lên đến 76,4mg, tương đương với một quả cam, đây là chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa lên các tế bào. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A có trong ớt charapita còn giúp sáng mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng của mắt.

Ngoài trồng để ăn hay mục đích kinh doanh, bạn cũng có thể trồng ớt Aji Charapita tại nhà để làm cảnh, bởi cây có giá trị thẩm mỹ cao. Cây cao khoảng 1m, tán lá tương đối nhỏ, có thể đặt được ở nhiều vị trí trong nhà. Ớt khi chín có màu vàng rất đẹp mắt, có thể mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Theo chia sẻ từ một số người trồng loại cây này, để cây ớt khi trồng ở Việt Nam có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất, cho hoa, trái nhiều, trái đạt chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng đảm bảo như giống ớt Peru thì nên mua cây giống đảm bảo chất lượng để trồng, chứ không thể trồng bằng hạt lấy từ quả ớt. Hiện tại, phương pháp nuôi cấy mô đang được nhiều chuyên gia cây giống thực hiện. Khi đó, từ một tế bào cây ớt đắt nhất thế giới mang từ Peru về, được nuôi dưỡng trong môi trường phòng thí nghiệm trong chai thủy tinh, sau một thời gian nhất định thì mang ra môi trường bên ngoài trồng.

Hai thức uống giá rẻ giảm lượng đường trong máu

Loại ớt đắt đỏ bậc nhất thế giới giá lên tới 800 triệu đồng/kg từng tạo cơn sốt tại Việt Nam hiện tại ra sao?

Cơ ngơi triệu đô của HH Thu Hoài tại Đà Lạt: Được nhận xét như tòa lâu đài, có cả quản gia trông nom, ở vườn còn trồng loại ớt đắt nhất thế giới

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/loai-qua-ti-hon-nhung-gia-gan-ty-dong-kg-o-viet-nam-trong-dai-tra-nhu-cay-canh-sieu-nhieu-vitamin-c-ngan-lao-hoa-cuc-tot-d107973.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Loại quả "tí hon" nhưng giá gần tỷ đồng/kg, ở Việt Nam trồng đại trà như cây cảnh: Siêu nhiều vitamin C, ngăn lão hoá cực tốt
    POWERED BY ONECMS & INTECH