Giá cả

Loại quả trước bỏ đi giờ thành đặc sản, muốn mua không dễ

Hạnh Nguyên 30/07/2023 - 08:47

Nhiều gia đình trước đây thường trồng làm cảnh, quả chín rụng thì bỏ đi nhưng ít ai ngờ, những quả cau cảnh giờ thành đặc sản giá cao vẫn được nhiều người tìm mua.

Cau cảnh (cau kiểng) thường được dùng để trang trí và làm đẹp cho không gian trong nhà. Cau cảnh có chiều cao trung bình khoảng từ 70cm đến 2m. Cây mọc thành bụi, thân vươn thẳng, lớn ở gốc và nhỏ dần lên ngọn.

Khác với cây cau thường có hoa trắng quả xanh và lớn, cây cau kiểng khó ra hoa hơn, một năm nở được 1-2 lần. Hoa cau cảnh có mùi thơm ngát, từng chùm vàng.

Cau cảnh ra quả quanh năm. Quả cau cảnh khá nhỏ, tròn. Quả cau cảnh khi mới ra có màu xanh, khi già sẽ chuyển sang màu vàng hoặc đỏ. 

Cau cảnh trước đây thường bị bỏ đi (Ảnh: Sức Khỏe và Đời Sống)

Quả cau cảnh thường không được chú ý vì mọi người đều nghĩ loại quả này chỉ để “làm cảnh” chứ không ăn được. Vì vậy, mọi người thường để quả cau cảnh chín rụng rồi vứt đi.

Nhưng ít ai biết rằng, quả cau cảnh có thể ăn được, thậm chí còn được chế biến thành món mứt, bán giá cao vẫn đắt hàng.

Trước đây, mứt cau cảnh thường được một số người dân làm để ăn trong dịp lễ Tết. Giờ đây, mứt cau cảnh trở thành đặc sản ở miền Tây.

Món mứt này gần đây được đem bán. Trên chợ mạng, nhiều người rao bán món mứt được làm từ quả cau cảnh. Chỉ cần gõ cụm từ “mứt cau kiểng” trên mạng, người dùng có thể tìm thấy hàng loạt bài đăng bán với giá dao động từ 150.000-200.000 đồng/kg.

Một số người thấy lạ khi loại quả này thường bỏ đi mà lại làm được món ăn. Nhiều người vì tò mò đã đặt mua về ăn thử. Không ít người ăn thích lại mua làm quà biếu.

Nhiều người cho biết, mứt cau cảnh ăn rất ngon, ngọt, bùi, mềm, dẻo và có hương vị đặc trưng của quả cau. Loại mứt này không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người tiểu đường.

Tuy nhiên, để mua được mứt cau cảnh không phải đơn giản. Bởi mặt hàng này không thường xuyên có, người bán cũng rất ít. Do làm thủ công, nhỏ lẻ nên số lượng mứt cau cảnh bán ra không có nhiều. Vì thế, khách hàng có thể phải đặt trước và đợi nhận hàng.

Cau cảnh giờ được dùng làm mứt (Ảnh: Nông thôn Việt)

Trên các trang mạng, nhiều người cũng chia sẻ về cách làm mứt cau cảnh. Theo đó, để làm mứt cau cảnh, việc đầu tiên là phải chọn được những quả chín vừa vì nếu lấy quả già hạt sẽ cứng không nhai được. Còn nếu cau non quá làm mứt sẽ nhão, ăn không ngon. Quả cau chuẩn là những quả mà khi bổ ra làm đôi sẽ thấy hạt cau vừa kín là được hoặc dùng móng tay bấm thử nếu thấy cứng quá thì loại luôn ra.

Sau khi chọn được những quả cau ưng ý, người ta lấy phần hạt của quả cau ra bằng cách lấy chày đập. Sau đó, đem hạt này ngâm với nước có pha với muối, chanh rồi rửa lại vài lần. Tiếp đó, đem luộc cau với nước có muối và chanh để hạt cau trắng, không còn chát. Nên luộc cau 3 lần, mỗi lần 5-10 phút. Khi hạt cau đã được luộc đem ướp với đường, đun lên nhỏ lửa đến khi sền sệt rồi mang ra phơi nắng là được.

Loại mứt này phải được phơi giữa trời nắng to thì mới đạt độ dẻo và khô, ngon nhất. Nếu thời tiết ẩm ướt, mứt phải đem đi sấy lò sẽ khiến bớt đi phần nào độ dẻo, cứng hơn.

Theo những người bán, mứt cau cảnh trong quá trình làm không sử dụng phụ gia, không hoá chất nên sẽ không thể để lâu được. Người dùng mua về nên sử dụng ngay hoặc bảo quản ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong khoảng 15 ngày đổ lại để đảm bảo chất lượng.

 Quả cau tươi là nguyên liệu chính để sản xuất kẹo cau. Đây là sản phẩm rất được ưa chuộng tại một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc. Loại kẹo cau này ăn có vị ngọt ngọt, the the như kẹo gừng, có công dụng chống viêm họng, giữ ấm cơ thể nên rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.

Cấp quyền truy cập máy tính cho 'cảnh sát', người phụ nữ mất trắng 1,4 triệu USD

Let’s Go Taxi muốn mua 1.000 xe điện Trung Quốc để vận hành với giá cước siêu rẻ

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/loai-qua-truoc-bo-di-gio-thanh-dac-san-muon-mua-khong-de-2171086.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Loại quả trước bỏ đi giờ thành đặc sản, muốn mua không dễ
    POWERED BY ONECMS & INTECH