Lực đẩy nào khiến BĐS phía Tây Hà Nội 'bứt phá' trở thành 'cực tăng trưởng' lớn nhất Thủ đô thời gian qua?

07-05-2024 20:00|An Nhiên

Sau Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội bỗng dưng "nóng" trở lại, điều gì đã tạo nên "làn sóng tăng giá" trong suốt thời gian qua?

Thị trường BĐS phía Tây Hà Nội sôi động sau dịp Tết Nguyên đán

Thị trường bất động sản (BĐS) phía Tây của TP. Hà Nội đã chứng kiến những bước "chuyển mình" nhộn nhịp và sôi động, đặc biệt sau dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

Một trong những "cú nổ" đầu tiên bắt đầu cho "làn sóng tăng giá" khởi nguồn từ dự án căn hộ Lumi của Capitaland. Dù mới chỉ "trình làng" nhưng ngay lập tức, dự án này đã nhanh chóng thiết lập được mặt bằng giá căn hộ mới cho khu vực Nam An Khánh - Bắc An Khánh với mức giá từ 65-80 triệu đồng/m2.

Trước đó dự án căn hộ chung cư Masteri Lumière Riverside (nằm trong khu đô thị Vinhomes Smart City) cũng đã phá kỷ lục khi có mức giá bán chạm ngưỡng 100 triệu đồng/m2.

Bất động sản khu vực phía Tây của Hà Nội đang

Bất động sản khu vực phía Tây của Hà Nội đang "nóng" dần lên. Ảnh: Internet

Giữa lúc phân khúc căn hộ "nóng" dần lên thì giá bán của phân khúc thấp tầng cũng không chịu kém cạnh khi có "sức bật" ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đơn cử phải kể đến ở thị trường thứ cấp, những căn biệt thự ở khu đô thị (KĐT) Nam An Khánh, Thiên Đường Bảo Sơn hay Geleximco... trước Tết có mức giá khoảng 90-100 triệu đồng/m2 thì sau Tết đã chạm ngưỡng 110-120 triệu đồng/m2...

Ở thị trường sơ cấp biệt thự Solasta Mansion (Dương Nội), dù mới ra mắt thị trường nhưng mức giá cũng không hề "hạ nhiệt" khi ở vào khoảng từ 150 triệu đồng/m2.

Dưới con mắt của những nhà đầu tư "lão luyện", việc mức giá BĐS phía Tây Hà Nội không ngừng tăng trong thời gian qua là do tác động chung của thị trường BĐS, giữa bối cảnh thị trường đang có nhiều khởi sắc thì cơ sở hạ tầng được xem là "đòn bẩy" khiến mức giá BĐS phía Tây được đà tăng chóng mặt. Theo thống kê, mức tăng ở phân khúc thấp tầng phía Tây mạnh hơn so với các khu vực khác trên địa bàn từ 5-10%.

>> Nghệ An đưa một huyện vùng cao trở thành 'trái tim' về phát triển du lịch sinh thái

Phía Tây của Thủ đô đang được hưởng những "đặc quyền" gì?

Trên thực tế, trong vài năm trở lại đây, phía Tây của Thủ đô Hà Nội được ưu tiên đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng linh hoạt và đồng bộ. Ngoài việc triển khai các tuyến đường giao thông lớn đã đi vào hoạt động như Đại lộ Thăng Long, đường 32 hay tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông... thì hiện nay, các dự án thuộc khu vực phía Tây Hà Nội còn "đón sóng" đầu tư khi tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài đã được thông xe kỹ thuật vào 1/4 vừa qua, dự kiến đưa vào sử dụng vào tháng 10 tới đây.

Ngoài ra, dự án đường Vành đai 3 và 5, Đại lộ Thăng Long với tổng mức đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng cũng đã được khởi công trong quý II/2023. Trong khi đó đường Vành đai 4 cũng đã bước vào giai đoạn triển khai và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2027. Đây được xem là hai dự án trọng điểm của TP. Hà Nội, góp phần thay đổi diện mạo khu vực phía Tây cũng như kết nối các tuyến đường Bắc - Nam.

Bất động sản khu vực phía Tây của Thủ đô hiện đang được

Bất động sản khu vực phía Tây của Thủ đô hiện đang được "trợ lực" bởi nhiều yếu tố. Ảnh: Internet

Mới đây TP. Hà Nội cũng đã thông qua chủ trương triển khai tuyến đường sắt số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc với tổng vốn đầu tư dự kiến 65.404 tỷ đồng, có chiều dài 38,43km, dự kiến hoàn thành vào năm 2025, sẽ giúp "bộ mặt" phía Tây của Thủ đô thêm phần khởi sắc.

Các chuyên gia cho rằng chính sự phát triển vượt bậc của hạ tầng thuộc khu vực phía Tây đã tạo nên "cực tăng trưởng" mạnh mẽ cho thị trường BĐS của Thủ đô trong một thập niên vừa qua cũng như trong thời gian tới.

Theo lộ trình định hướng đến năm 2050, khu vực phía Tây của Thủ đô sẽ có thêm 2 thành phố trực thuộc gồm TP. Khoa học và Đào tạo Hòa Lạc và TP. Du lịch thuộc khu vực Sơn Tây (Ba Vì).

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, khu vực phía Tây Hà Nội hiện đang đứng bậc nhất Thủ đô về hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Đính nhận định khu vực này hiện đang hội tụ đủ các yếu tố như: Tập trung nhiều cơ quan Bộ ngành, quy tụ nhiều công ty, văn phòng... với nhu cầu nhà ở lớn.

Theo Đồ án Quy hoạch lớn đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Thủ đô Hà Nội cũng sẽ dịch chuyển từ mô hình "đơn tâm" sang "đa trung tâm" như xu hướng chung của các thành phố lớn trên thế giới, trong đó, phía Tây thành phố cũng sẽ được quy hoạch là trung tâm hành chính, thương mại mới.

Từng được xem là tâm điểm về phát triển của TP. Hà Nội, khu vực phía Tây của Thủ đô hiện đang dần lấy lại "vị thế" của mình khi sở hữu quỹ đất rộng, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội phát triển vượt bậc, thu hút được lượng lớn tri thức, nhà giàu về quy tụ.

Sự chuyển dịch cơ cấu dân số cũng được xem là lực đẩy thúc giúp cho bức tranh của thị trường BĐS khu vực phía Tây Hà Nội trở nên đa sắc, bền vững và nhộn nhịp trong thời gian tới.

>> Tình trạng 'sốt đất' liệu còn nơi 'trú ngụ' sau khi 'siết' việc phân lô bán nền?

Giải cơn 'khát vốn' cho doanh nghiệp bất động sản nhờ kiều hối

Doanh nghiệp bất động sản hưởng lợi từ khách sạn Sheraton, toà nhà Saigon Centre

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/luc-day-nao-khien-bds-phia-tay-ha-noi-but-pha-tro-thanh-cuc-tang-truong-lon-nhat-thu-do-thoi-gian-qua-d122102.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lực đẩy nào khiến BĐS phía Tây Hà Nội 'bứt phá' trở thành 'cực tăng trưởng' lớn nhất Thủ đô thời gian qua?
    POWERED BY ONECMS & INTECH