Lực đẩy nào khiến BĐS thấp tầng phía Tây Hà Nội ngày càng sôi động?
Tốc độ tăng giá của BĐS phía Tây Hà Nội hiện nay đang cao hơn các khu vực khác trung bình từ 7-15%.
Theo ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong khoảng 3 năm qua, từ năm 2021 đến nay, tốc độ tăng giá bất động sản (BĐS) tại khu vực phía Tây Hà Nội vượt trội hơn các khu vực khác, trung bình tăng từ 7-15%.
Báo cáo thị trường BĐS năm 2022 và 2023 của VARS cũng cho thấy, trong nhiều quý liên tiếp, căn hộ tại khu vực này luôn chiếm ưu thế về nguồn cung và số lượng giao dịch.
Riêng trong quý III/2023, số căn hộ mở bán mới tại khu vực phía Tây chiếm gần 62% tổng nguồn cung của toàn thị trường.
Từ quý IV/2023 đến hết quý II/2024, phía Tây Hà Nội tiếp tục là một trong những khu vực BĐS sôi động nhất Thủ đô.
Đặc biệt, phân khúc thấp tầng dọc theo các trục đường vành đai 3,5 và vành đai 4 liên tục ghi nhận mặt bằng giá mới.
>> Dân chật vật không thể mua nhà, BĐS thành 'sân chơi' của giới đầu cơ
Khảo sát thực tế cho thấy, giá bán biệt thự và liền kề tại các khu vực như Hoài Đức, Đan Phượng và Hà Đông đã tăng từ 30-50% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều dự án thấp tầng hiện nay đã đạt mức giá 300 triệu đồng/m2.
Thậm chí, tại một số khu vực có tiềm năng, hoạt động của môi giới bất động sản trở nên sôi động trở lại, với lượng khách hàng quan tâm tăng vọt, dẫn đến tình trạng "sốt" giá cục bộ.
Phân khúc thấp tầng ở phía Tây ghi nhận mức tăng giá mạnh hơn các khu vực khác từ 5 - 10%.
Theo nhận định của các môi giới, để có thể tìm kiếm những sản phẩm tiềm năng tại khu vực này, nhà đầu tư cần có ít nhất 30 tỷ đồng.
Lý giải về sự sôi động của bất động sản phía Tây, các chuyên gia chỉ ra hai nguyên nhân chính.
Theo bà Đỗ Cẩm Nhung - chủ một văn phòng môi giới tại Hà Nội, nguyên nhân lớn nhất là sự đột phá về quy hoạch và hạ tầng khu vực này.
Bà Nhung nhận định: "Sự phát triển vượt bậc của hạ tầng phía Tây đã tạo nên một cực tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường bất động sản trong 10 năm qua và dự kiến sẽ còn tiếp tục phát triển trong 10 năm tới. Theo định hướng đến năm 2050, khu vực này sẽ có thêm hai thành phố trực thuộc là Thành phố Khoa học và Đào tạo Hòa Lạc và Thành phố Du lịch tại khu vực Sơn Tây - Ba Vì".
Ngoài ra, theo "Đồ án Quy hoạch lớn đến năm 2030 và tầm nhìn 2050", Hà Nội sẽ chuyển đổi từ mô hình đô thị đơn tâm sang đa trung tâm, tương tự như xu hướng phát triển của các thành phố lớn trên thế giới.
Với kế hoạch này, Hà Nội định hướng phát triển năm vùng đô thị, bao gồm bốn thành phố và một đô thị trung tâm, trong đó khu vực phía Tây sẽ có hai thành phố mới.
Điều này sẽ là động lực lớn cho thị trường bất động sản khu vực phía Tây trong tương lai.
Bên cạnh đó, khu vực phía Tây còn thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà phát triển bất động sản lớn với các dự án khu đô thị thông minh và các công trình mang tính biểu tượng.
Đơn cử như dự án Khu đô thị Hinode Royal Park (Kim Chung - Di Trạch) của Tổng Công ty Thương mại Xây dựng (WTO) - một trong những dự án nổi bật nhất tại khu Tây Hà Nội với các phân khu liền kề, shophouse và biệt thự.
Chính thức khởi động gói thầu quản lý, khai thác sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam
Cảng biển 20.000 tỷ lớn nhất tỉnh Đồng Nai sẽ đón chuyến tàu đầu tiên vào cuối tháng 11/2024