Mitsubishi hưởng lợi từ nhu cầu năng lượng và quốc phòng
Hôm thứ Tư, công ty sản xuất công nghiệp nặng Mitsubishi Heavy Industries (MHI) đã công bố doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong năm tài khóa 2023, đánh dấu bước tiến lớn trong việc chuyển đổi sang sử dụng hydro thay vì than đá và khí tự nhiên, với cương vị là nhà sản xuất tuabin khí lớn nhất thế giới.
Nhà sản xuất tên lửa vũ trụ cũng nhận thấy nhu cầu về tên lửa từ chính phủ Nhật Bản tăng vọt khi quốc gia này tăng cường ngân sách quốc phòng để đối phó với căng thẳng chính trị lan rộng từ Ukraine đến Đài Loan.
Lợi nhuận ròng cho năm tài chính 2023 đạt tổng cộng 222 tỷ yên (32200 tỷ VND), tăng 70%. Trong khi đó, doanh thu tăng 11% đạt 4,65 nghìn tỷ yên, mức cao nhất mọi thời đại. Điều này đánh dấu cột mốc quan trọng khi đây lần đầu tiên sau 10 năm công ty ghi nhận lợi nhuận ròng kỷ lục, được biết con số cao nhất trước đó là 160 tỷ yên trong năm tài chính 2013.
Trong năm nay, công ty dự kiến lợi nhuận kỷ lục lên đến 350 tỷ yên, tăng 24% cùng với lợi nhuận ròng là 230 tỷ yên, tăng 4% trên doanh thu 4,9 nghìn tỷ yên, hoặc cao hơn mức 5%.
Gần đây, giá cổ phiếu của công ty đạt mức cao kỷ lục vượt qua ngưỡng 1400 yên. Hôm thứ Tư, Mitsubishi Heavy đã công bố mức tăng cổ tức hàng năm từ 130 yên lên mức 200 yên chưa từng thấy trước đây, như một lời đáp lại cho lời kêu gọi từ Sở giao dịch chứng khoán Tokyo yêu cầu các công ty chú ý hơn đến giá cổ phiếu và cổ đông của họ.
Giám đốc tài chính Hisato Kozawa cho biết: “Chúng tôi mong muốn nhiều nhà đầu tư cá nhân sở hữu cổ phần trong công ty của chúng tôi hơn và chúng tôi sẽ mang lại lợi nhuận cho họ”.
Mitsubishi Heavy đóng vai trò chủ chốt trong ngành công nghiệp của Nhật Bản, với danh mục sản phẩm đa dạng từ tàu hỏa tự động, thiết bị nhà máy điện hạt nhân, máy bay chiến đấu đến tàu chiến. Trong đó, tuabin khí là mũi nhọn quan trọng nhất, chiếm 36% thị phần toàn cầu (tính theo megawatt) với các đối thủ cạnh tranh bao gồm GE và Siemens.
Tập đoàn công nghiệp Mitsubishi Heavy còn cung cấp lò hơi cho các nhà máy điện than. Tháng trước, các bộ trưởng năng lượng từ nhóm G7 đã đạt thỏa thuận loại bỏ dần năng lượng than đến trước năm 2035. Bên cạnh đó, Mitsubishi Heavy đang phát triển các công nghệ chuyển đổi sang việc sử dụng các nhiên liệu thay thế như amoniac và hydro tại các nhà máy điện than.
Các thông tin gần đây cho biết Canada đang xem xét các tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ thông thường do Mitsubishi Heavy chế tạo cho hải quân nước này. Australia cũng đang xem xét hợp tác phát triển tàu hộ vệ với Nhật Bản dựa trên tàu khu trục do Mitsubishi Heavy chế tạo.
Mitsubishi Heavy đã tham gia vào việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo cùng với BAE Systems của Anh và Leonardo của Ý như một phần của dự án phòng thủ ba quốc gia.
Bốn mẫu xe 5-7 chỗ ngồi giá tầm 600 triệu, rẻ như giá xe Mitsubishi Xpander
Top 10 xe bán chạy tháng 3: Mitsubishi Xpander trở lại số 1, Xforce gây bất ngờ
Bốn mẫu xe 5-7 chỗ ngồi giá tầm 600 triệu, rẻ như giá xe Mitsubishi Xpander