Moca dừng hoạt động: Cuộc tái phân chia thị phần ví điện tử sẽ ra sao?

01-06-2024 10:28|Mai Chi

Đến cuối năm 2023, thị trường Việt Nam có khoảng 36 triệu ví điện tử hoạt động.

Ngày 31/5, Công ty Công nghệ và Dịch vụ Moca, đơn vị quản lý ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab, thông báo sẽ ngừng dịch vụ từ ngày 1/7 để thực hiện chiến lược tái cấu trúc.

Việc Moca dừng hoạt động nằm trong chiến lược hướng đến tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp những cũng đã phản ánh rõ ràng tính cạnh trạnh của thị trường ví điện tử tại Việt Nam.

Trong thập kỷ qua, số lượng doanh nghiệp ví điện tử được cấp phép tại Việt Nam đã tăng từ 5 lên hơn 40, theo dữ liệu từ FiinGroup. Đến cuối năm 2023, thị trường Việt Nam có khoảng 36 triệu ví điện tử hoạt động.

Báo cáo "Người tiêu dùng số - The Connected Consumer" quý I/2023 của Decision Lab và Hiệp hội tiếp thị di động Việt Nam cho thấy, Momo đang dẫn đầu thị trường với 68% thị phần, tiếp theo là Zalopay với 53%, Viettelpay 27%, ShopeePay (Airpay) 25%, VNPay và Moca lần lượt chiếm 16% và 7%.

Với việc Moca dừng hoạt động, phần thị phần này có khả năng sẽ chuyển sang các doanh nghiệp có nền tảng công nghệ và tài chính mạnh hơn. FiinGroup đánh giá rằng, dù thị trường đông đúc, người dùng ví điện tử tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào những tên tuổi lớn như Momo, ShopeePay và VNPay.

Moca dừng hoạt động: Cuộc tái phân chia thị phần ví điện tử sẽ ra sao?
Ảnh minh hoạ

Momo hiện đang đa dạng hóa đối tác và dịch vụ thông qua các hoạt động M&A và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, với tham vọng trở thành siêu ứng dụng. Momo dẫn đầu thị phần tại Việt Nam với 31 triệu người dùng và chiếm 47% tổng số giao dịch trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tính đến quý III/2023.

ShopeePay khai thác lợi thế từ hệ sinh thái thương mại điện tử của Shopee, trong khi VNPay tập trung vào cổng thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ địa phương và mạng lưới đối tác toàn quốc. Mặc dù chiếm lĩnh thị phần đáng kể, các ví điện tử này vẫn chưa thoát khỏi tình trạng doanh thu tăng nhưng lỗ nhiều, do chi phí lớn để thu hút và giữ chân khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi và ưu đãi.

FiinGroup nhận định rằng, sự cạnh tranh trong thị trường ví điện tử sẽ dần chuyển từ cuộc đua đốt tiền làm khuyến mãi sang cạnh tranh về công nghệ, trải nghiệm khách hàng và đa dạng hóa doanh thu qua các dịch vụ tài chính bổ sung. Với việc Moca rời khỏi thị trường, các doanh nghiệp còn lại sẽ phải tìm kiếm cách thức mới để duy trì và mở rộng thị phần trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và phát triển.

>> Sau gần 6 năm ‘bắt tay' với Grab, Ví điện tử Moca bất ngờ ngừng hoạt động

Sau gần 6 năm ‘bắt tay' với Grab, Ví điện tử Moca bất ngờ ngừng hoạt động

Từ 1/7, chỉ cho phép sử dụng dịch vụ với các ví điện tử liên kết tài khoản, thẻ ghi nợ của chính chủ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/moca-dung-hoat-dong-cuoc-tai-phan-chia-thi-phan-vi-dien-tu-se-ra-sao-237040.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Moca dừng hoạt động: Cuộc tái phân chia thị phần ví điện tử sẽ ra sao?
    POWERED BY ONECMS & INTECH