Chứng khoán

Mỏi mắt chờ khối ngoại mua ròng trở lại

Quốc Trung 13/06/2024 - 10:19

Fed hiện đang neo lãi suất ở mức cao khiến dòng tiền khối ngoại tiếp tục các động thái rút vốn trên toàn cầu. Khi nào khối ngoại chuyển đổi trạng thái sang mua ròng tại thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn là dấu hỏi.

Kết thúc tháng 5, thị trường chứng khoán phục trở lại với mức tăng 52,2 điểm (+4,32%) lên mức 1.261,7 của VN-Index. Thị trường đối mặt với một vài “cơn gió ngược” như chính sách tiền tệ chịu nhiều áp lực hay CPI tiếp tục tăng (gần mốc 4,5%). Dù vậy, bất chấp những lo ngại về tỷ giá hối đoái và lạm phát gia tăng, tâm lý thị trường đã được cải thiện rõ rệt so với tháng 4.

Yếu tố tích cực khác là các giao dịch của dòng tiền khối ngoại trên thị trường đã bắt đầu chậm lại.

Tuần cuối cùng của tháng 5, khối ngoại bán ròng 7.783 tỷ đồng trên cả 3 sàn trong đó có 6.085 tỷ đồng trên HoSE. Nếu tính trong cả tháng, giá trị bán ròng trên HoSE lên tới 15.674 tỷ đồng - mức kỷ lục trong 25 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Khối ngoại mua ròng trở lại... khi nào?
Diễn biến giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài từ đầu năm 2020 (Nguồn: VNDirect Research)

>> Bán dàn trải - mua trọng tâm: Thấy gì từ chiến lược “đi tiền” của khối ngoại trước kỳ vọng nâng hạng?

Theo Chứng khoán SSI, các quỹ đầu tư chỉ số (ETF) đã có tháng rút ròng thứ 7 liên tiếp với quy mô 109,6 triệu USD, lũy kế 5 tháng lên tới 461,2 triệu USD. Tương tự, dòng tiền từ các quỹ đầu tư chủ động cũng tiếp tục rút ròng khoảng 1.500 tỷ đồng trong tháng 5 và lũy kế lên đến 5.500 tỷ đồng.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn duy trì mức lãi suất cao, sự khác biệt trong chính sách tiền tệ, chênh lệch lãi suất toàn cầu đang gây ra tình trạng rút vốn (đặc biệt ở những thị trường bị mất giá đồng nội tệ) khi nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên bảo toàn vốn. Mặt khác, sự bất ổn từ bên ngoài cũng góp phần thúc đẩy dòng vốn có xu hướng chảy ra, bao gồm lo ngại lạm phát và sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu.

Mặc dù xu hướng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong hơn một năm qua là bán ròng chủ đạo song động thái giao dịch (cả hai chiều mua bán) trong thời gian gần đây đã không còn quá mạnh. Theo số liệu của Chứng khoán VNDirect, tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại so với toàn thị trường trong tháng 5 giảm về mức 9,3% (tháng trươc đó ghi nhận mức 14,2%).

Thị trường chứng khoán đã không điều chỉnh ngay cả khi chịu tác động bán mạnh ròng mạnh của các dòng tiền ngoại quốc. Ngược lại, việc nhóm nhà đầu tư này đảo chiều trạng thái giao dịch lại được kỳ vọng giúp thị trường có thêm động lực bứt phá. Vấn đề là... khi nào thì khối ngoại mua ròng trở lại?

Phiên 12/6, VN-Index tăng gần 16 điểm và chính thức trở lại mốc 1.300 điểm sau tròn hai năm.

Lịch sử thị trường chứng khoán trong các tháng 6 cho thấy, chỉ số có 11 năm tăng điểm và 12 năm giảm điểm. Mức tăng mạnh nhất là 23,75% năm 2001 trong khi mức giảm mạnh nhất là 7,4% năm 2022. Tháng 6/2023, VN-Index tăng 45 điểm lên mức 1.120 điểm (+2,51%).

Nhìn chung, biến động của thị trường chứng khoán trong các tháng 6 không quá mạnh; có tới 16 năm VN-Index ghi nhận mức biến động dưới 5% theo cả hai chiều tăng giảm. Cùng với tháng 10, đây là hai tháng thị trường ít biến động nhất trong năm khi nhìn về dữ liệu lịch sử.

>> Chứng khoán tháng 6 và ba câu chuyện nhà đầu tư cần lưu ý

Doanh nghiệp sắp có một tháng 'nhẹ gánh' đáo hạn trái phiếu

Cổ phiếu ngân hàng 'rút chân', VN-Index có cơ hội chinh phục mốc 1.325

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/khoi-ngoai-mua-rong-tro-lai-khi-nao-238491.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Mỏi mắt chờ khối ngoại mua ròng trở lại
POWERED BY ONECMS & INTECH