Hàng hóa - Tiêu dùng

Một 'mỏ vàng dưới nước' vừa mang về cho Việt Nam hơn 1,3 tỷ USD: Mỹ, Trung Quốc đua nhau săn lùng

Linh Anh 28/05/2025 08:00

Tính đến hết tháng 4/2025, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 4/2025, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này là nhờ sự tăng trưởng tích cực ở tất cả các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.

Sự tăng trưởng ghi nhận ở các thị trường Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Australia, Anh, Đài Loan (Trung Quốc), Thụy Sỹ cũng thể hiện phần nào sự chuyển hướng thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong bối cảnh lo ngại “bão thuế” từ Mỹ.

Một 'mỏ vàng dưới nước' vừa mang về cho Việt Nam hơn 1,3 tỷ USD: Mỹ, Trung Quốc đua nhau săn lùng
Ảnh minh họa

>> Việt Nam thu gần 90 triệu USD từ loại quả được mệnh danh 'vua trái cây': Trung Quốc, Hàn Quốc săn lùng không ngớt

Với kim ngạch đạt 389 triệu USD (tăng 103%) trong 4 tháng đầu năm, Trung Quốc&Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam (chiếm gần 30% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam). Mức tăng trưởng 3 con số tại thị trường này là nhờ doanh số bán tôm hùm của Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh.

Xuất khẩu tôm sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay đạt 193 triệu USD (tăng 15%). Riêng trong tháng 4, xuất khẩu tôm sang thị trường này ghi nhận tăng 25%. Đà tăng này chủ yếu đến từ việc doanh nghệp đẩy mạnh giao hàng trong giai đoạn tạm hoãn thuế từ Mỹ. Tuy nhiên, đà tăng này liệu có duy trì được lâu hay không còn chưa rõ ràng và phải chờ đợi quyết định chính thức từ Mỹ về chính sách thuế của họ đối với các nước.

Với kim ngạch 152 triệu USD (tăng 28%), chiếm 11,7% tổng xuất khẩu, EU tiếp tục là thị trường quan trọng của tôm Việt Nam trong bối cảnh áp lực gia tăng từ “bão thuế Mỹ”.

Điều đáng chú ý là tính ổn định của thị trường này – phần lớn do xu hướng tiêu dùng tôm tại nhà, không phụ thuộc vào dịch vụ nhà hàng nên ít bị ảnh hưởng về giá và biến động thị trường.

Một 'mỏ vàng dưới nước' vừa mang về cho Việt Nam hơn 1,3 tỷ USD: Mỹ, Trung Quốc đua nhau săn lùng
Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm sang Nhật đạt 169 triệu USD (tăng 20%). Đây là thị trường truyền thống và có xu hướng tăng từ đầu năm đến nay. Người tiêu dùng Nhật chuộng chất lượng cao và ổn định, tuy nhiên cạnh tranh tại đây ngày càng gay gắt từ các nhà cung cấp khác.

Trong bối cảnh thuế Mỹ, thị trường Nhật nên được quan tâm hơn. Các doanh nghiệp Việt cũng cần thay đổi cách tiếp cận: tăng đầu tư vào sản phẩm chế biến sâu, phát triển dòng sản phẩm "chuẩn Nhật", và cải thiện truyền thông thương hiệu.

Theo VASEP, dù 4 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm ghi nhận phục hồi, nhưng triển vọng vẫn còn nhiều ẩn số. Tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường, trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.

Doanh nghiệp cần chủ động chuyển hướng sang các thị trường có tiềm năng và ưu đãi thuế quan, đặc biệt là tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP, RCEP… để mở rộng xuất khẩu sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Doanh nghiệp cũng nên hướng tới khai thác thị trường mới như Trung Đông, Nam Mỹ để phân tán rủi ro, giảm phụ thuộc vào một vài thị trường và tính đến cả thị trường nội địa.

>> Việt Nam sở hữu 'mỏ vàng tỷ đô' được Mỹ cực ưa chuộng: Mạnh tay chi hàng chục triệu USD mua những gì?

Không phải gạo hay tôm: Đây mới là 'vua nông sản Việt', thu về 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Việt Nam sở hữu 'mỏ vàng dưới nước' được Mỹ, Trung Quốc đua nhau săn lùng: Thu về 465 triệu USD chỉ sau 3 tháng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-mo-vang-duoi-nuoc-vua-mang-ve-cho-viet-nam-hon-13-ty-usd-my-trung-quoc-dua-nhau-san-lung-290886.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Một 'mỏ vàng dưới nước' vừa mang về cho Việt Nam hơn 1,3 tỷ USD: Mỹ, Trung Quốc đua nhau săn lùng
    POWERED BY ONECMS & INTECH