Doanh nghiệp

Một thành phố của Việt Nam tham vọng trở thành trung tâm logistics tầm cỡ châu Á và thế giới

Giai Nhi 11/09/2024 - 05:53

Thành phố này đặt mục tiêu trở thành trung tâm logistics tầm cỡ thế giới, định hướng phát triển bền vững và hiện đại hóa ngành kinh tế mũi nhọn này.

UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng logistics, nâng cao công suất bốc dỡ, kho chứa tại các cảng biển; đồng thời đón đầu các chuỗi cung ứng và hình thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực.

Kế hoạch này thuộc Chương trình hành động của Chính phủ và Thành ủy, thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo kế hoạch, UBND TP. HCM yêu cầu triển khai các hoạt động phù hợp với quy hoạch, chiến lược, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng thương mại, dịch vụ đã được phê duyệt. Các dự án đầu tư phải đảm bảo tính nhất quán, hiệu quả, minh bạch, công bằng, và tuân thủ quy định pháp luật. Thành phố cũng sẽ huy động tối đa nguồn lực xã hội, khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, và thủ tục hành chính.

Kế hoạch cũng nhấn mạnh việc chuyển đổi sang logistics xanh trong chuỗi cung ứng, giúp vận chuyển hàng hóa hiệu quả mà vẫn giảm thiểu khí thải và ô nhiễm, thân thiện với môi trường. Đây được xem là điều kiện tiên quyết để phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

>> Khánh Hòa dồn lực đưa một cảng biển thành trung tâm dịch vụ logistics lớn nhất cả nước

Thành phố Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt
TP. HCM sẽ là trung tâm logistics tầm cỡ châu Á và thế giới

Đặc biệt, TP. HCM sẽ ưu tiên triển khai các dự án ứng dụng công nghệ 4.0, công nghệ kỹ thuật cao, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và dịch vụ công, phát triển hạ tầng kỹ thuật số sẽ được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho việc kết nối và trao đổi thông tin nhanh chóng, hiệu quả, góp phần vào quá trình chuyển đổi số của Thành phố.

Mục tiêu đến năm 2030, TP. HCM sẽ phát triển logistics thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của Thành phố, tận dụng cơ hội từ các chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy hình thành các chuỗi cung ứng xanh và hiện đại, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thành phố phấn đấu trở thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ Đông Nam Á, tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng logistics và cảng biển đồng bộ, hiện đại, kết nối các trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tầm nhìn đến năm 2045, TP. HCM hướng tới phát triển logistics trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bền vững, hiệu quả, chất lượng, và có giá trị gia tăng cao, cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Thành phố sẽ phát huy lợi thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, chủ động xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng bền vững, tích hợp, tối ưu hóa và quản lý hiệu quả, nâng cao khả năng thích ứng nhanh chóng với biến động thị trường, hướng tới trở thành trung tâm logistics tầm cỡ châu Á và thế giới.

>> Công ty logistics của tỷ phú Trần Bá Dương tăng cường xuất khẩu sầu riêng qua cảng Chu Lai

Hà Nội mở bán đấu giá 229 lô đất, giá chỉ từ 3,6 triệu đồng/m2

Danh tính liên danh 'ẵm' dự án bất động sản hơn 4.100 tỷ tại Thừa Thiên Huế

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-thanh-pho-cua-viet-nam-tham-vong-tro-thanh-trung-tam-logistics-tam-co-chau-a-va-the-gioi-248429.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Một thành phố của Việt Nam tham vọng trở thành trung tâm logistics tầm cỡ châu Á và thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH