Chuyên gia BSC dự phóng giá trị hợp lý năm 2023 của cổ phiếu Masan (MSN) là 87.000 đồng/CP (Upside +10.4% so với giá đóng cửa ngày 29/3/2023).
Masan (MSN) |
Trong báo cáo phân tích về Tập đoàn Masan(HOSE: MSN), Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023 của đạt lần lượt là 83.120 tỷ đồng (tăng 9% so với năm trước), và 3.395 tỷ đồng (giảm 5%), EPS FW 2023 = 2.384 đồng/CP, PE FW= 33 lần), tương đương 92% kế hoạch doanh thu chặn dưới và 85% kế hoạch kế hoạch lợi nhuận chặn dưới.
Dự phóng được xây dựng dựa trên cơ sở thận trọng với những giả định chính là sức mua suy yếu và chi phí sử dụng vốn tăng khiến doanh thu thuần và số lượng cửa hàng mở thấp hơn kì vọng của doanh nghiệp.
Trước đó, MSN lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 mục tiêu doanh thu đạt từ 90.000 - 100.000 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 18 - 31% so với thực hiện trong năm 2022. Trong đó, The CrownX (viết tắt TCX) vẫn sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng doanh thu, đóng góp hơn 70% vào tổng doanh thu.
Đơn vị: Tỷ đồng |
Thêm nữa, Tập đoàn Masan cũng dự phóng nếu các điều kiện kinh tế Vĩ mô xấu hơn như dự kiến và tâm lý thắt chặt chi tiêu vẫn tiếp diễn, Công ty ước tính doanh thu sẽ tăng từ 10 - 15% trong năm 2023.
Đáng chú ý, MSN lên kế hoạch đẩy mạnh mở rộng chuỗi Phúc Long ra thị trường quốc tế từ năm 2024/2025. Đối với năm 2023, Phúc Long dự kiến ghi nhận doanh thu từ 2.500 - 3.000 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng từ 58 - 90% so với thực hiện trong năm 2022.
Trong đó, động lực tăng trưởng cao kỳ vọng nhờ mở thành công từ 75 - 90 cửa hàng flagship và duy trì hiệu quả doanh thu của cửa hàng mới như cửa hàng hiện có.
Một nhân tố khác giúp thúc đẩy doanh thu là Phúc Long cũng sẽ bắt đầu tích hợp chương trình khách hàng thân thiết vào chương trình Hội viên WIN của Masan, mang đến cho các khách hàng nhiều lợi ích hơn khi thường xuyên thưởng thức Phúc Long.
Theo BSC, việc sở hữu chuỗi tiêu dùng (60% thị phần gia vị + 30% thị phần sản phẩm tiện lợi +10% thị phần nước giải khát) và bán lẻ hiện đại có 3.268 cửa hàng rộng khắp Việt Nam, giúp MSN tận dụng cơ hội xu hướng tăng trưởng của tầng lớp trung lưu, đặc điểm dân cư...
Báo cáo thường niên MSN |
Về tài chính, MSN xác định trong vòng 12 tháng tới sẽ tập trung vào việc củng cố bảng cân đối kế toán và cân đối chỉ số đòn bẩy, đồng thời duy trì mức nợ ròng/EBITDA mục tiêu dưới 4,5 lần thông qua một số giải pháp.
Theo đó, công ty dự kiến sẽ cải thiện hệ số tài chính với tỷ trọng EBITDA cao hơn từ Wincommerce, Masan Consumer Holdings và Masan MEATLife trong năm 2023 so với năm 2022. Giảm nợ tại Masan và các công ty con bằng cách tận dụng dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh và cải thiện chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của vốn lưu động. Đồng thời, tìm kiếm các giải pháp chiến lược của công ty để giảm mức nợ ròng.
Ngoài ra, Masan cho biết đã chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn để thanh toán các trái phiếu bằng VND đến kỳ đáo hạn trong năm 2023 – năm mà thị trường vốn tại Việt Nam, đặc biệt là thị trường trái phiếu dự kiến sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn.
Biến động thị giá MSN |
Dựa trên phương pháp định giá từng phần “SOTP”, chuyên gia BSC dự phóng giá trị hợp lý năm 2023 của cổ phiếu MSN là 87.000 đồng/CP (Upside +10.4% so với giá đóng cửa ngày 29/3/2023).
Bài viết được thực hiện dựa trên nguồn thông tin đáng tin cậy vào thời điểm công bố, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin, không mang tính chất mời chào mua hay bán bất kỳ chứng khoán nào.
'Gà đẻ trứng vàng' sắp trả cổ tức tỷ lệ 95% bằng tiền, Masan (MSN) thu về gần 6.300 tỷ đồng
Cựu CEO Starbucks Việt Nam đầu quân cho Tập đoàn Masan (MSN), thử sức với ‘đế chế’ Phúc Long