Chính phủ giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo NHNN, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, nhận định tình hình thế giới thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng bấp bênh, rủi ro gia tăng.
Về tình hình trong nước, nền kinh tế có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.
>>Bản tin kinh tế 17/12: Xử lý ngân hàng yếu kém; khu công nghiệp 2.700 tỷ Hà Nam
Trước tình hình đó, trong tháng 12 năm 2023 và thời gian tới, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố theo dõi sát diễn tình hình quốc tế, trong nước, phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các Luật, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, đầu tư công năm 2024... đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Đồng thời, các Bộ được yêu cầu tích cực chuẩn bị và bảo đảm chất lượng tốt nhất các Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp sắp tới, trong đó có dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và Quy hoạch Không gian biển Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ các động lực về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu nhằm phục hồi nhanh tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.
>>Hiểu sao cho đúng về 'ngân hàng 0 đồng'
Chính phủ giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo NHNN, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém.
Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có lợi thế cạnh tranh sang các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết.
Triển khai đồng bộ các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch, vận tải, xuất nhập cảnh, quản lý thị trường..., đẩy mạnh thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Nghị quyết của Chính phủ cũng nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành việc lập, thẩm định, phấn đấu cơ bản phê duyệt xong các quy hoạch trong năm 2023. Khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
>>Không chỉ SCB, nhiều ngân hàng yếu kém, sai phạm từng nhận 'mưa giải thưởng'
Tập trung rà soát, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế. Kịp thời phát hiện các bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, vướng mắc trong các quy định pháp luật để ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Ngoài ra, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương bám sát tình hình, diễn biến cung cầu hàng hóa thiết yếu trong nước, chủ động phương án điều tiết phù hợp, triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
>>Khó tìm nhà đầu tư tham gia đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém
Bản tin kinh tế 17/12: Xử lý ngân hàng yếu kém; khu công nghiệp 2.700 tỷ Hà Nam
Không chỉ SCB, nhiều ngân hàng yếu kém, sai phạm từng nhận 'mưa giải thưởng'