Thế giới

Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới lung lay: Người dân hạn chế chi tiêu, hơn 10.000 công ty thông báo phá sản

Vương Vương 17/04/2025 22:00

So với năm trước, số doanh nghiệp phá sản đã tăng 12%, cho thấy tình hình đáng lo ngại trong khi nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn, đặc biệt là về kế hoạch tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).

Theo báo cáo mới nhất từ công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research (TSR), số lượng công ty phá sản tại Nhật Bản trong năm tài chính 2024 (kết thúc vào tháng 3/2025) đã chạm mốc 10.144 trường hợp – mức cao nhất kể từ năm tài chính 2013.

So với năm trước, số doanh nghiệp phá sản đã tăng 12%, cho thấy tình hình đáng lo ngại trong khi nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn, đặc biệt là về kế hoạch tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). TSR cho biết, hầu hết các ngành đều ghi nhận số lượng phá sản gia tăng, ngoại trừ lĩnh vực tài chính và vận tải.

Tuy nhiên, tổng giá trị khoản nợ liên quan đến các vụ phá sản lại giảm nhẹ, từ 2,46 nghìn tỷ yên trong năm tài chính 2023 xuống còn 2,37 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 16,08 tỷ USD) trong năm 2024. TSR lý giải sự sụt giảm này là do phần lớn các vụ phá sản đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trường hợp có khoản nợ lớn nhất là công ty Mitsubishi Aircraft – đơn vị từng phụ trách dự án máy bay thương mại Mitsubishi SpaceJet. Dự án này bị hủy bỏ vào năm ngoái, dẫn đến việc công ty phải giải thể với khoản nợ lên tới 641 tỷ yên.

Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới lung lay: Người dân hạn chế chi tiêu, hơn 10.000 công ty thông báo phá sản - ảnh 1
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản theo dõi số liệu về các doanh nghiệp phá sản để đánh giá tình hình kinh tế có ổn định hay không

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản theo dõi số liệu về các doanh nghiệp phá sản để đánh giá tình hình kinh tế có ổn định hay không. Thống đốc Kazuo Ueda cho biết, nếu tiền lương tiếp tục tăng đều đặn – đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhỏ – và điều này giúp người dân chi tiêu nhiều hơn, thì ngân hàng sẽ tiếp tục nâng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ bên trong đất nước.

Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới cũng đang đối mặt với vấn đề chi tiêu tiêu dùng không mấy "khả quan". Được biết, dù lương tại nhiều công ty tăng nhanh nhưng vẫn không theo kịp đà tăng của giá cả. Kết quả là thay vì chi tiêu nhiều hơn, người dân Nhật phải cắt giảm và thích nghi với mức sống ngày càng đắt đỏ.

“Mua thực phẩm bây giờ cái gì cũng đắt hơn. Trước đây, khi giá tăng, các cửa hàng và công ty thực phẩm còn xin lỗi khách hàng. Nhưng giờ thì không, họ cứ tăng giá mà chẳng hề do dự”, bà Ritsuko Ikeda, một người mua sắm ở quận Sangenjaya, Tokyo than thở.

Tham khảo Reuters, FT

>> Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới lung lay: Người dân bi quan về cuộc sống, có tiết kiệm cũng chẳng mua được nhà

'Trái tim' ngành năng lượng Mỹ chịu đòn kép vì thuế quan, nguy cơ phá sản lan rộng

Nền kinh tế lớn nhất thế giới lung lay: Người dân hạn chế chi tiêu, gần 190 công ty nộp đơn xin phá sản

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/nen-kinh-te-lon-thu-4-the-gioi-lung-lay-nguoi-dan-han-che-chi-tieu-hon-10000-cong-ty-thong-bao-pha-san-140693.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới lung lay: Người dân hạn chế chi tiêu, hơn 10.000 công ty thông báo phá sản
    POWERED BY ONECMS & INTECH