Nếu khai thác chỉ 10% nguồn quang điện mặt trời, Việt Nam sẽ đáp ứng được toàn bộ công suất điện quốc gia
Việt Nam đang đặt mục tiêu giảm phát thải nhà kính ròng về 0 vào năm 2050, do vậy, việc phát triển năng lượng tái tạo là mục tiêu quan trọng.
Tại buổi khai mạc triển lãm Electric & Power Vietnam 2024, kết hợp cùng Triển lãm HVACR Vietnam 2024, ông Peter Lundberg, Giám đốc Hiệp hội Năng lượng Đô thị Châu Á Thái Bình Dương (APUEA) nhấn mạnh, Việt Nam đang đứng trước một ngã ba quan trọng trên hành trình năng lượng.
Theo ông Peter Lundberg, Việt Nam phải đối mặt với thách thức kép: Vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, vừa phải giảm phát thải carbon.
Việt Nam đang đặt mục tiêu giảm phát thải nhà kính ròng về 0 vào năm 2050. Do vậy, việc phát triển năng lượng tái tạo là mục tiêu quan trọng.
Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, Việt Nam có khoảng 1,2 terawatt (khoảng 1.000 tỷ kW) tiềm năng năng lượng tái tạo, gấp 15 lần công suất lắp đặt hiện tại.
Chi tiết hơn, ông Peter Lundberg cho biết thêm, nếu Việt Nam có thể khai thác chỉ 10% nguồn năng lượng quang điện mặt trời, thì sẽ có thể đáp ứng toàn bộ công suất sản xuất điện quốc gia là 80 gigawatt.
Quang điện mặt trời, là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật biến đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng nhờ pin mặt trời.
Ảnh minh họa pin mặt trời |
>> Việt Nam đạt bước tiến quan trọng trong việc xuất khẩu điện gió ngoài khơi sang Singapore
Quang điện thường được gọi là hiệu ứng quang điện, được khai thác từ năm 1945 bởi các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Bell: Tạo ra pin mặt trời từ silicon tạo ra dòng điện khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Pin mặt trời đã sớm được sử dụng để cấp năng lượng cho vệ tinh, máy tính và đồng hồ.
Ngày nay, điện từ pin mặt trời đã trở nên cạnh tranh về chi phí, các hệ thống quang điện được triển khai quy mô lớn để cung cấp năng lượng cho lưới điện.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu điện toàn cầu sẽ tăng khoảng 4% vào năm 2024, với các nguồn năng lượng tái tạo dự kiến phát triển nhanh chóng, tỷ lệ trong cơ cấu nguồn cung cấp điện toàn cầu tăng từ 30% vào năm 2023 lên 35% vào năm 2025.
Theo dự báo của Statista, sản lượng điện của Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt 282,40 tỷ kWh, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) đạt 2,99% từ 2024-2029. Trong đó, sản lượng năng lượng tái tạo ước đạt 120,30 tỷ kWh, với tốc độ tăng trưởng CAGR là 3,39%.
>> Lộ diện địa phương sẽ trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước
Điện Mặt trời Trung Nam liên tục báo lãi lớn, Trung Nam Group có hối hận khi bán 'gà đẻ trứng vàng'?
Bất ngờ nhóm doanh nghiệp tại TP. HCM đón 'cơ hội vàng' từ điện mặt trời mái nhà