Thị trường

Nếu sáp nhập Hoà Bình - Vĩnh Phúc - Phú Thọ thành 1 tỉnh, nông sản cam Cao Phong, bưởi Đoan Hùng,... có bị mất tên gọi?

Châu Sa 16/04/2025 01:00

Nhiều nông dân băn khoăn, liệu khi sáp nhập các tỉnh vào thì những nông sản như cam Cao Phong, bưởi Đoan Hùng,... có giữ nguyên tên gọi hay không?

2 đặc sản trứ danh – bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ) và cam Cao Phong (Hoà Bình), không chỉ là nông sản, mà còn là biểu tượng, là niềm tự hào của những vùng đất gắn bó lâu đời với nghề trồng cây ăn quả.

Nhưng nay, nông dân nơi đây đang mang một nỗi băn khoăn mới, khi đề án sáp nhập ba tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành một đơn vị hành chính duy nhất mang tên Phú Thọ đang được xem xét.

Nếu sáp nhập Hoà Bình - Vĩnh Phúc - Phú Thọ thành 1 tỉnh, nông sản cam Cao Phong, bưởi Đoan Hùng,... có bị mất tên gọi?
Phú Thọ nhìn từ trên cao. Ảnh: Tổng hợp

Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW, tên tỉnh mới sau sáp nhập sẽ là Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Phú Thọ hiện nay. Đây là quyết sách lớn, nhằm tinh giản bộ máy, tăng hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, điều khiến người nông dân và các chuyên gia lo ngại là: Liệu chỉ dẫn địa lý – những ‘con dấu nhận diện’ cho đặc sản quê hương – có còn được bảo vệ như cũ?

>> Ngành học giữ 'ngôi vương' gần 30 điểm mới đậu, sinh viên vẫn cần bổ sung thêm các tố chất này để tăng cơ hội việc làm

Bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng từ lâu được biết đến với danh xưng “trái tiến vua”. Được trồng trên đất phù sa ven sông Lô và sông Chảy, bưởi Đoan Hùng có nhiều giống quý như Bằng Luân – quả nhỏ, vỏ xám vàng, ngọt đậm; hay giống Sửu – tép hồng óng, vị ngọt thanh, mùi thơm mạnh.

Lịch sử cũng từng in dấu lên trái bưởi này, năm 1947, trong kháng chiến, bưởi từng được dùng làm “vật ngụy trang”, giả làm thủy lôi trong trận địa mai phục trên sông. Năm 2006, Bưởi Đoan Hùng được cấp chỉ dẫn địa lý, mở ra hành trình mới trên bản đồ nông sản Việt Nam.

Nếu sáp nhập Hoà Bình - Vĩnh Phúc - Phú Thọ thành 1 tỉnh, nông sản cam Cao Phong, bưởi Đoan Hùng,... có bị mất tên gọi?
Bưởi Đoan Hùng đặc sản vùng đất Tổ. Ảnh: Tổng hợp

Tính đến năm 2024, Đoan Hùng có hơn 2.660 ha bưởi, sản lượng đạt khoảng 34.700 tấn, mang lại giá trị khoảng 300 tỷ đồng. Trong đó, trên 1.500 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhiều vùng trồng đã được cấp mã xuất khẩu sang Nga và Mỹ.

Cam Cao Phong

Nếu Đoan Hùng là “vương quốc” của bưởi, thì Cao Phong là “thủ phủ” cam của miền Bắc. Từ những năm 1960, người dân nơi đây đã dày công cải tạo đồi núi, lai tạo giống, để rồi đến năm 2014, cam Cao Phong được cấp chỉ dẫn địa lý, ghi dấu một bước tiến quan trọng về xây dựng thương hiệu.

Hiện toàn huyện Cao Phong có 1.800 ha cây có múi, trong đó khoảng 1.500 ha là cam”, ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình chia sẻ với Dân Việt rằng, trong vòng 2 năm trở lại đây, nhiều diện tích đã được tái canh, ổn định và có xu hướng phát triển. Mục tiêu đạt 1.500 ha vào năm 2025 là hoàn toàn khả thi.

Nếu sáp nhập Hoà Bình - Vĩnh Phúc - Phú Thọ thành 1 tỉnh, nông sản cam Cao Phong, bưởi Đoan Hùng,... có bị mất tên gọi?
Cam Cao Phong được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Anh Quốc, Mỹ, Hàn Quốc,... Ảnh: Tổng hợp

Cam Cao Phong không chỉ mang lại thu nhập cao cho hàng trăm hộ dân – có hộ đạt hàng trăm triệu đồng/năm – mà còn góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. “Có thể nói, cây cam là nguồn thu nhập chính và là cơ hội đổi đời của nhiều gia đình trên địa bàn thị trấn,” ông Yến nói thêm.

Bài toán bảo vệ chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý là cách thức định danh giá trị, là “lớp áo pháp lý” giúp đặc sản quê hương được bảo vệ trước tình trạng hàng giả, hàng nhái. Nhưng quan trọng hơn, nó là biểu tượng của bản sắc, là điều khiến một quả bưởi hay trái cam không chỉ ngon mà còn “có tên tuổi”.

Vì thế, khi nhắc đến đề án sáp nhập 3 tỉnh, câu hỏi không nhỏ được đặt ra: nếu các địa danh như Đoan Hùng hay Cao Phong không còn tồn tại về mặt hành chính, thì những chỉ dẫn địa lý gắn với tên gọi ấy sẽ ra sao?

Hiện trong ba tỉnh, Vĩnh Phúc chưa có sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, vùng đất này cũng không thiếu đặc sản: chè Tam Đảo, su su, cá thính… Nếu sáp nhập là cơ hội tái cấu trúc, thì đây cũng là dịp để Vĩnh Phúc học hỏi kinh nghiệm từ Phú Thọ và Hòa Bình, từ đó hình thành một vùng nông sản chất lượng cao mới trong lòng tỉnh Phú Thọ mở rộng.

Nhưng để điều đó thành hiện thực, cần một lộ trình rõ ràng. Việc bảo tồn thương hiệu không chỉ là chuyện giấy tờ, mà còn là việc giữ gìn một lớp giá trị đã bồi đắp qua nhiều thế hệ.

>> Mẫu SUV mới của Kia giá chỉ từ 270 triệu đồng: Thiết kế bắt mắt, được thử nghiệm đánh giá 5 sao an toàn

Không phải Ninh Bình, đây mới là tỉnh có dân số lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập

Quốc lộ xây cách đây 100 năm xuyên qua con đèo hiểm trở sẽ kết nối 2 tỉnh dự kiến sáp nhập

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/neu-sap-nhap-hoa-binh-vinh-phuc-phu-tho-thanh-1-tinh-nong-san-cam-cao-phong-buoi-doan-hung-co-bi-mat-ten-goi-286808.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nếu sáp nhập Hoà Bình - Vĩnh Phúc - Phú Thọ thành 1 tỉnh, nông sản cam Cao Phong, bưởi Đoan Hùng,... có bị mất tên gọi?
    POWERED BY ONECMS & INTECH