Bất động sản

Nếu sáp nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là cực phát triển mới của hành lang kinh tế Đông Tây với cảng biển và sân bay hội tụ

Hải Đăng 13/04/2025 23:00

Nếu được sáp nhập, Việt Nam sẽ chứng kiến sự ra đời của một cực phát triển kinh tế - hạ tầng - logistics mới, trải dài từ Biển Đông đến cao nguyên Kon Tum với cảng biển, sân bay và hành lang kinh tế.

Việc Quảng Ngãi và Kon Tum dự kiến sẽ họp bàn sáp nhập đơn vị hành chính hiện đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Nếu như phương án này được chấp thuận, Việt Nam sẽ chứng kiến sự ra đời của một cực phát triển kinh tế – hạ tầng – logistics mới, trải dài từ Biển Đông đến cao nguyên Kon Tum, hội tụ đủ cảng biển, sân bay, hành lang kinh tế Đông – Tây và những ngành công nghiệp chủ lực có sức lan tỏa cao.

Mở rộng không gian phát triển đa chiều

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ với diện tích hơn 5.152km2, dân số khoảng 1,3 triệu người, nổi bật với lợi thế về công nghiệp nặng, cảng biển và hạ tầng giao thông ven biển.

Trong khi đó, Kon Tum, với diện tích lớn hơn (9.677km2) nhưng dân số chỉ khoảng 600.000 người, lại có thế mạnh về nông - lâm nghiệp, thủy điện, và đặc biệt là tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nhờ khí hậu cao nguyên đặc trưng.

>> NÓNG: Chỉ 2 ngày nữa, tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh sở hữu ‘Đà Lạt thứ 2’ của Tây Nguyên sẽ họp bàn triển khai sáp nhập tỉnh

Nếu sáp nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là cực phát triển mới của hành lang kinh tế Đông Tây với cảng biển và sân bay hội tụ- Ảnh 1.
Một góc tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Internet

Việc kết hợp hai địa phương sẽ tạo ra một không gian phát triển hoàn chỉnh theo trục Đông – Tây, kết nối từ cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi) – một trong những cảng nước sâu lớn bậc nhất cả nước, đến cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) – điểm giao thương chiến lược giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là điều kiện lý tưởng để hình thành một hành lang logistics – thương mại xuyên quốc gia, gắn với các tuyến cao tốc, đường sắt và trục hàng hóa quốc tế.

Hội tụ trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu và cảng biển nước sâu

Hiện nay, Quảng Ngãi đang sở hữu Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên và vẫn là một trong những cơ sở lọc hóa dầu có quy mô lớn nhất cả nước. Đây được xem là hạt nhân phát triển Khu Kinh tế Dung Quất - nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp trọng điểm như luyện thép, đóng tàu, điện khí, hóa chất....

Nếu sáp nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là cực phát triển mới của hành lang kinh tế Đông Tây với cảng biển và sân bay hội tụ- Ảnh 2.
Một góc tỉnh Kon Tum. Ảnh: Internet

Ngoài ra, Cảng biển nước sâu Dung Quất có thể tiếp nhận tàu tải trọng trên 100.000DWT, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và nguyên vật liệu công nghiệp nặng.

Nếu sáp nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là cực phát triển mới của hành lang kinh tế Đông Tây với cảng biển và sân bay hội tụ- Ảnh 3.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Internet

Khu vực phía Bắc của Quảng Ngãi còn gần sân bay Chu Lai (Quảng Nam)- một trong những sân bay đang được quy hoạch mở rộng thành trung tâm vận tải - logistics hàng không lớn của khu vực miền Trung.

Tam giác kết nối 3 quốc gia với dự án sân bay được đề xuất

Kon Tum dù có quy mô dân số nhỏ hơn nhưng hiện đang sở hữu vị trí chiến lược về địa chính trị. Theo đó, cửa khẩu quốc tế Bờ Y là một trong những điểm đến hiếm hoi trên bản đồ Việt Nam có tam giác kết nối ba quốc gia gồm: Việt Nam – Lào – Campuchia.

Nếu sáp nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là cực phát triển mới của hành lang kinh tế Đông Tây với cảng biển và sân bay hội tụ- Ảnh 4.
Phối cảnh Dự án sân bay Măng Đen. Ảnh minh họa

Địa phương được coi là "thủ phủ thủy điện nhỏ" có thể cung cấp nguồn năng lượng tái tạo ổn định với tiềm năng phát triển KCN công nghệ cao, du lịch sinh thái (đặc biệt tại khu vực Măng Đen- nơi được mệnh danh là "Đà Lạt thứ 2".

Đầu năm 2025, UBND tỉnh Kon Tum đã đề nghị Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) tiến hành xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Nếu như được phê duyệt, Kon Tum sẽ có sân bay Măng Đen với công suất 1 triệu hành khách/năm.

Hạ tầng liên vùng hoàn thiện hướng đến "cực tăng trưởng" mới

Một trong những "chìa khóa' quan trọng cho sự hội nhập hai địa phương là tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum dài 136 km, đang được Bộ Xây dựng giao Ban Quản lý Dự án 85 chuẩn bị đầu tư, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 35.000 tỷ đồng và thời gian triển khai từ 2025–2028.

Nếu sáp nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là cực phát triển mới của hành lang kinh tế Đông Tây với cảng biển và sân bay hội tụ- Ảnh 5.
Cảng biển Dung Quất. Ảnh: Internet

Khi hoàn thành, cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, đồng thời kết nối nhanh giữa hai tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông và phía Tây, góp phần hình thành "xương sống" cho sự phát triển vùng, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ cho vận chuyển hàng hóa từ Tây Nguyên xuống cảng biển Dung Quất để xuất khẩu.

Nếu sáp nhập, Quảng Ngãi – Kon Tum sẽ tạo ra một đơn vị hành chính có diện tích lên tới gần 15.000km2, đa dạng về địa hình, tiềm năng, tài nguyên và chuỗi giá trị kinh tế.

Từ một trung tâm lọc hóa dầu, cảng biển và công nghiệp nặng ven biển đến cao nguyên phát triển nông nghiệp - du lịch - thủy điện, vùng hợp nhất này có thể trở thành một cực tăng trưởng kinh tế mới giữa miền Trung - Tây Nguyên, hỗ trợ giảm tải cho các vùng kinh tế truyền thống và tạo động lực lan tỏa đến các địa phương lân cận như Gia Lai, Quảng Nam, Bình Định.

Như vậy, việc sáp nhập Quảng Ngãi và Kon Tum, nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng và triển khai hiệu quả, có thể không chỉ dừng lại ở bài toán tinh gọn bộ máy hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển kinh tế - hạ tầng - xã hội mới, có chiều sâu, bền vững và kết nối liên vùng mạnh mẽ. Đây là cơ hội để tái cấu trúc chiến lược phát triển liên tỉnh, hướng tới mô hình tăng trưởng đa cực, đưa khu vực miền Trung - Tây Nguyên lên một tầm cao mới trong bản đồ kinh tế quốc gia.

>> Nếu sáp nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là 'cực công nghiệp' mới với sân bay quốc tế, cảng cạn và hệ sinh thái sản xuất hoàn chỉnh

Tỉnh là ‘cửa ngõ’ vùng ĐBSH có thành phố cổ thứ 2 cả nước từng 4 lần chia tách, sáp nhập, dự kiến không còn tên trên bản đồ Việt Nam

Nếu sáp nhập, vùng đất thiêng được Vua Hùng chọn làm nơi đóng đô từ thuở lập quốc sẽ hội tụ điểm đến công nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và tâm linh độc đáo

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/neu-sap-nhap-mot-dia-phuong-cua-viet-nam-se-la-cuc-phat-trien-moi-cua-hanh-lang-kinh-te-dong-tay-voi-cang-bien-va-san-bay-hoi-tu-202250413121133141.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nếu sáp nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ là cực phát triển mới của hành lang kinh tế Đông Tây với cảng biển và sân bay hội tụ
    POWERED BY ONECMS & INTECH