Trong một thông báo chí từ điện Kremlin vào ngày 22/4, Nga đã cảnh cáo về nguy cơ xảy ra “xung đột quân sự trực tiếp” giữa Nga và các cường quốc hạt nhân ở phương Tây.
“Các nước phương Tây đang đứng bên bờ vực của một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với các nước có vũ khí hạt nhân gây hậu quả nghiêm trọng”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói trong một video gửi tới những người tham gia Hội nghị Không phổ biến vũ khí hạt nhân ở Moscow.
Quân đội Nga duyệt binh kỷ niệm ngày chiến thắng Phát xít ngày 9/5 |
Bình luận này được đưa ra sau khi Nga phản ứng giận dữ trước việc Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine vào ngày 21/4.
Các nhà lập pháp Hạ viện, đứng đầu là nghị sĩ đảng Cộng Hòa Mike Johnson, đã phê duyệt khoản viện trợ bất chấp sự phản đối gay gắt từ nhiều đảng viên Cộng hòa theo đường lối cứng rắn. Dự luật hiện được chuyển đến Thượng viện do đảng Dân chủ chiếm đa số, dự kiến sẽ thông qua vào cuối tuần này trước khi được chuyển cho Tổng thống Joe Biden để ký thành luật.
Khoản viện trợ này là cứu cánh cho Ukraine. Lực lượng của họ ở phía Đông đất nước đã phải hạn chế sử dụng đạn pháo trong bối cảnh thiếu nguồn cung cấp; Các lực lượng Nga đang đạt được nhiều lợi ích ở khu vực Donbass, trong khi Ukraine yêu cầu có thêm hệ thống phòng không, pháo binh và đạn dược để xoay chuyển tình thế cuộc chiến.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảm ơn các nhà lập pháp Hoa Kỳ nói rằng dự luật được Hạ viện thông qua “sẽ giữ cho chiến tranh không lan rộng, cứu sống hàng nghìn hàng nghìn người và giúp cả hai quốc gia chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn”. Ông kêu gọi Thượng viện thông qua dự luật càng nhanh càng tốt.
Tối ngày 22/4, Nga sử dụng tên lửa hành trình đánh sập tháp truyền hình ở Kharkiv của Ukraine, khiến tín hiệu truyền tin của nước này bị gián đoạn.
Tháp truyền hình của Kiev, Ukraine bị trúng tên lửa của Nga |
Một đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy khoảnh khắc tháp truyền hình bị gãy đôi và rơi xuống một khu rừng gần đó.
Nga đã tăng cường các cuộc tấn công ở Ukraine trong tháng này nhằm đáp trả việc Ukraine bị cho là đã tập kích các nhà máy lọc dầu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Đây cũng là hành động đe dọa gửi đến các nước đồng minh phương Tây của Ukraine sau khi dự luật viện trợ quân sự được Hạ viện Mỹ thông qua.
Mục tiêu chính của Moscow là các nhà máy điện và tháp truyền hình, viễn thông. Đây được cho là một phần trong chiến thuật của Nga nhằm làm gián đoạn nguồn cung năng lượng và hoạt động liên lạc của Ukraine.
>> Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân
Xung đột Nga-Ukraine kết thúc vào cuối năm 2025?
Anh viện trợ ‘lớn chưa từng có’ cho Ukraine, 25.000 quân Nga bao vây Chasiv Yar