Ngành thép Việt 2023: Cầu yếu, áp lực cạnh tranh từ các nước láng giềng tăng cao

06-02-2023 09:38|Quốc Trung

Dù tạo ra gần 310.000 tỷ đồng doanh thu trong năm 2022 song Top 8 doanh nghiệp thép niêm yết lớn nhất thị trường chứng khoán chỉ tạo ra khoản lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 8.703 tỷ đồng - tương ứng biên lãi ròng chỉ đạt 2,8%.

CTCP Chứng khoán SSI mới đây đã ra báo cáo với chủ đề "Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023: Chọn lọc cơ hội" với hàng loạt điểm nhấn trong đó có câu chuyện về nhóm thép.

Sau giai đoạn năm 2020 và 2021 khi giá cố phiếu ghi nhận diễn biến vượt trội, nhóm cổ phiếu thép đã giảm trung bình 51% trong năm 2022 - thấp hơn 18% so với kết quả của chỉ số VN-Index. Hầu hết các cổ phiếu đều giảm giá 60~70% trong khi HPG – mã cổ phiếu có diễn biến tốt nhất - cũng chứng kiến mức giảm giá 49%.

Ngành thép Việt 2023: Cầu yếu, áp lực cạnh tranh từ các nước láng giềng tăng cao

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên bên cạnh đà lao dốc của thị trường chứng khoán cũng đến từ các yếu tố chủ quan và khách quan trong đó có việc hoạt động xuất khẩu suy yếu.

Quý 4/2022, Hòa Phát chỉ còn ghi nhận vỏn vẹn gần 3.800 tỷ đồng doanh thu từ xuất khẩu - giảm tới 77% so với cùng kỳ. Tương tự, dù không thuyết minh chi tiết theo quý song Thép Nam Kim cũng chỉ đạt 13.600 tỷ doanh thu từ hoạt động xuất khẩu năm 2022 - giảm tới 5.600 tỷ so với năm 2021.

Ngành thép Việt 2023: Cầu yếu, áp lực cạnh tranh từ các nước láng giềng tăng cao
Thuyết minh chi tiết doanh thu quý 4/2022 của Tập đoàn Hòa Phát
Ngành thép Việt 2023: Cầu yếu, áp lực cạnh tranh từ các nước láng giềng tăng cao
Thuyết minh chi tiết doanh thu năm 2022 của Thép Nam Kim

Cùng với đó nhu cầu trong nước cũng giảm đáng kể trong nửa cuối năm (một phần đến từ cao điểm mua mưa phía Nam); giá thép tăng vọt trong quý đầu năm và trở thành yếu tố đẩy hàng tồn kho của doanh nghiệp thép lên mức kỷ lục tính đến cuối quý 2/2022 kéo theo việc các khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn "phình to" trước khi điều chỉnh về mức thấp giữa năm và hồi nhẹ tại thời điểm cuối năm.

Ngành thép Việt 2023: Cầu yếu, áp lực cạnh tranh từ các nước láng giềng tăng cao

Đến thời điểm hiện tại, mùa công bố báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2022 đã sắp bước vào hồi kết. Với riêng nhóm thép, sau đà lao dốc lợi nhuận từ đỉnh kể từ đầu năm 2021, hầu hết doanh nghiệp ngành này đã trải qua ít nhất một kỳ kinh doanh thua lỗ.

Từ nhóm doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Hoa Sen,... đến những doanh nghiệp nhỏ hơn, năm 2022 có thể được coi là năm kinh doanh "thất bát" khi người báo lỗ kẻ lãi "còi".

Ngoài ra, các tên tuổi khác trong ngành như Thương mại SMC (SMC), Thép Pomina (POM), VNSteel (Mã TVN), Thép Nam Kim (NKG), Thép Tiến Lên (TLH),... đã ghi nhận các khoản lỗ ròng quý 4/2022 từ 100 - 2.000 tỷ đồng.

2022: Thép buồn... thu lớn - lãi còi, tồn kho đã giảm mà người vẫn lo

Tính chung cả năm 2022, tất cả các doanh nghiệp ngành thép đều không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm. Chỉ tính riêng 8 doanh nghiệp lớn nhất, nhóm này đã ghi nhận tổng cộng gần 308.000 tỷ đồng doanh thu trong đó riêng doanh thu của Tập đoàn Hòa Phát đã chiếm tới hơn 46% tỷ trọng.

Dù doanh thu không biến động quá lớn so với năm trước đó song ngoại trừ TLH, HPG và HSG thoát nẹn nhờ khoản thu tương đối trong nửa đầu năm, các doanh nghiệp còn lại như POM, TVN, SMC, NKG, TIS đều báo lỗ trong đó NKG thậm chí báo lỗ trở lại sau 10 năm.

Tổng lợi nhuận sau thuế của Top 8 doanh nghiệp đầu ngành tôn/thép năm 2022 chỉ vỏn vẹn 8.703 tỷ đồng (phần lớn là lãi của Hòa Phát). Cộng gộp, biên lãi ròng của nhóm trong năm qua chỉ đạt vỏn vẹn 2,8%.

2022: Thép buồn... thu lớn - lãi còi, tồn kho đã giảm mà người vẫn lo

Triển vọng năm 2023

Theo Chứng khoán SSI, nhu cầu thép trong nước có thể tiếp tục suy yếu do thị trường bất động sản trì trệ và chính sách tiền tệ thắt chặt.

Nhìn vào các dữ liệu trong quá khứ, có thể thấy doanh thu thép xây dựng đã giảm 7% trong năm 2022. Tuy nhiên, việc tăng tốc đầu tư công có thể giúp bù đắp một phần nhu cầu thép giảm từ kênh dân dụng.

SSI dự báo giá thép có thể ít biến động hơn trong năm 2023 do nhu cầu của Trung Quốc ổn định.

Ngoài ra, nhu cầu yếu ở Việt Nam cũng có thể gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong việc tăng giá lên mức tương đương với giá trong khu vực.

Ngành thép Việt 2023: Cầu yếu, áp lực cạnh tranh từ các nước láng giềng tăng cao

Thị trường xuất khẩu vẫn chưa thuận lợi do suy thoái nhưng có khả năng phục hồi vào cuối năm 2023 song việc xuất khẩu sang các đối tác thương mại lâu năm của Việt Nam vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng công suất trong những năm gần đây ở các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia và Philippines.

SSI dự báo xuất khẩu thép thành phẩm có thể giảm hơn 10% so với cùng kỳ trong năm 2023 trong khi lợi nhuận của các công ty thép có thể phục hồi sau năm 2022 nhưng vẫn còn rủi ro cao. Luận điểm trên được đưa ra bởi giá thép và nguyên liệu thô ổn định hơn có thể giúp ổn định lợi nhuận của các công ty thép trong năm 2023. Tuy nhiên, nhu cầu yếu có thể dẫn đến hiệu suất sử dụng thấp, chỉ ở mức 60~75% (so với trên 80% trong năm 2022 và hơn 90% trong năm 2021), điều này sẽ gây áp lực lên doanh thu, dòng tiền và tỷ suất lợi nhuận của công ty trong năm tới.

Ngoài ra, khoảng cách giá giữa Việt Nam và các thị trường khác ngày càng thu hẹp sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu kém hấp dẫn hơn so với giai đoạn 2020 - 2021.

Sếp lớn SSI: Đã đến lúc thị trường rời 'ao làng', vươn ra 'biển lớn'

[Live] Ông Nguyễn Duy Hưng: "Với SSI, thị phần chỉ là một trong rất nhiều mục tiêu, điều quan trọng nhất là hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững"

Bài thuộc chủ đề Sắt thép
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nganh-thep-viet-2023-cau-yeu-ap-luc-canh-tranh-tu-cac-nuoc-lang-gieng-tang-cao-168140.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngành thép Việt 2023: Cầu yếu, áp lực cạnh tranh từ các nước láng giềng tăng cao
    POWERED BY ONECMS & INTECH