Doanh nghiệp

Sếp lớn SSI: Đã đến lúc thị trường rời 'ao làng', vươn ra 'biển lớn'

Huy Hoàng 21/07/2024 - 06:00

Sau 24 năm phát triển, quy mô thị trường chứng khoán đã đạt 7 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 6/2024 – tương ứng 68,5% GDP năm 2023.

Nhân dịp kỷ niệm 24 năm thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK), phóng viên Tạp chí Chứng khoán đã có cơ hội phỏng vấn ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng, kiêm Trưởng ban Đào tạo và phát triển, CTCP Chứng khoán SSI (Mã CK: SSI). Ông là người đã có nhiều năm tháng gắn bó với TTCK kể từ thời kỳ đầu thành lập.

Theo ông Hưng, đã đến lúc Việt Nam cần rời khỏi khuôn khổ chật hẹp của chiếc “ao làng” thị trường cận biên, phấn đấu đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe hơn và vươn mình ra thị trường tài chính quốc tế.

Sếp lớn SSI: Đã đến lúc thị trường rời 'ao làng', vươn ra 'biển lớn'
Ông Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng, kiêm Trưởng ban Đào tạo và phát triển, CTCP Chứng khoán SSI

Chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ về TTCK Việt Nam trong 24 năm phát triển, ông Hưng cho biết thị trường đã đạt được nhiều thành tựu mà những thành viên đầu tiên như SSI trước đây khó có thể nghĩ tới. Ở thời điểm đầu, TTCK chỉ có duy nhất 2 cổ phiếu niêm yết với 6 công ty chứng khoán (CTCK). Vốn hóa thị trường giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 chỉ đạt mức trên dưới 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

>>Chứng khoán SSI công bố KQKD riêng 6 tháng đầu năm 2024, báo lãi trước thuế 2.002 tỷ đồng

Theo ông, kể từ năm 2006, khi Luật Chứng khoán ra đời, thị trường chứng khoán đã phát triển liên tục và đạt quy mô vốn hóa đã đạt 7 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 6/2024 – tương ứng 68,5% GDP năm 2023. Hơn 1.600 doanh nghiệp được giao dịch trên cả 3 sàn HSX, HNX và Upcom. Toàn thị trường ghi nhận có tới 51 doanh nghiệp vốn hóa hơn 1 tỷ USD, bên cạnh đó thị trường cũng đáp ứng nhiều sản phẩm đầu tư đa dạng như trái phiếu, phái sinh, chứng quyền... đi kèm là các sản phẩm hỗ trợ, hệ thống báo cáo đa dạng minh bạch.

Về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển, ông Hưng cho rằng TTCK Việt Nam đạt được những sự thay đổi tích cực nhờ lợi thế “người đi sau”. Chúng ta có cơ hội quan sát, học hỏi từ các thị trường các nước bạn, từ đó rút ra những bài học sâu sắc về xây dựng, tổ chức và quản lý thị trường.

Tuy nhiên, chúng ta cũng luôn phải đối mặt với nhiều thách thức ở mỗi giai đoạn khác nhau. Từ việc huy động nguồn nhân lực rất khó khăn khi thị trường còn non trẻ đến việc làm sao thu hút, chứng minh được tính hiệu quả của thị trường vốn với các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia thị trường.

Khi được hỏi về sự phát triển của TTCK trong thời gian tới, ông Hưng kỳ vọng các thành viên trong thị trường có thể làm tốt hơn nữa, không chỉ là về số lượng đơn thuần, mà còn là sự phát triển về chất. Phải làm sao để TTCK trở thành nơi cất giữ, tích lũy tài sản của người dân chứ không đơn thuần chỉ là nơi mua bán, kiếm lời.

Sau hơn 24 năm phát triển, TTCK cần phải ngày một minh bạch hơn, nâng cao năng lực quản lý cũng như gỡ khó các vấn đề pháp lý. Mỗi thành viên trên thị trường cần nâng cao nguồn lực để đáp ứng các thông lệ quốc tế, đồng thời tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thiện cấu trúc hàng hóa trên thị trường, từ đó thúc đẩy thanh khoản cũng như thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, nâng cao vai trò và vị thế của TTCK Việt Nam.

>>Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Lộ diện người chuyển gần 1,88 tỷ USD ra nước ngoài

Khối tài sản nghìn tỷ của CEO Quốc Cường Gia Lai (QCG) Nguyễn Thị Như Loan còn lại những gì?

Quốc Cường Gia Lai (QCG) đã chi bao nhiêu cho thương vụ 39-39B Bến Vân Đồn?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sep-lon-ssi-da-den-luc-thi-truong-roi-ao-lang-vuon-ra-bien-lon-242604.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sếp lớn SSI: Đã đến lúc thị trường rời 'ao làng', vươn ra 'biển lớn'
    POWERED BY ONECMS & INTECH