Điểm đến

Ngôi chùa 700 năm tuổi được tôn vinh cổ nhất miền Trung rộng gần 10.000m2, là Di tích lịch sử quốc gia

Nhật Linh 20/12/2023 14:00

Du khách thường tới đây cầu sức khỏe, bình an và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp tuyệt trần.

Chùa Hoằng Phúc tọa lạc ở thôn Thuận Trạch (xã Mỹ Thuận, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), đặt trên một vùng đất cao ráo, rộng gần 10.000m2 giữa mảnh đất đầy nắng và gió của miền Trung. Ngôi chùa toát lên nét giản dị, bình yên sâu lắng đến lạ thường. Chùa Hoằng Phúc không chỉ là địa điểm tín ngưỡng mà còn là điểm đến tham quan của du khách gần xa.

Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung, được xây dựng cách đây hơn 700 năm, khởi nguồn có tên là Am Tri Kiến. Theo sử cũ, chùa Hoằng Phúc là ngôi chùa được nhiều vị vua, chúa ghé thăm nhất ở miền Trung. Tháng 3 năm 1301 (Tân Sửu), Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đường viễn du ghé qua chùa Am Tri Kiến, sau đó ngài đổi tên thành Am Kính Thiên. Năm 1609, trên đường đi qua đất Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng cũng đã đến nghỉ tại Am Kính Thiên và sau đó không lâu, chúa Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa lớn ngay trên nền am cũ và đặt tên là Kính Thiên.

Ngôi chùa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha

Ngôi chùa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha

Tiếp đó, Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm chùa Kính Thiên, bèn cho cấp tiền tu sửa, ban cho một biển đề tên chùa “Kính Thiên Tự” và một biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh) và ngự chế 5 câu đối treo ở chùa. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), trong chuyến ngự giá Bắc Tuần, vua Minh Mạng có ghé thăm chùa Kính Thiên và cho đổi tên chùa là “Hoằng Phúc Tự” (Phúc lớn)...

Chùa được tu sửa nhưng vẫn giữ được nét nguyên trạng

Chùa được tu sửa nhưng vẫn giữ được nét nguyên trạng

Ngôi chùa là nơi thờ tự đức Phật, Hoằng dương Phật pháp. Bên cạnh đó, chùa còn gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, những cột mốc lịch sử sáng ngời của dân tộc. Trải qua nhiều biến cố thời gian, ngôi chùa dần xuống cấp và hiện nay đã được tôn tạo, phục dựng. Điều đáng khen ngợi ở đây là vẫn giữ được nét nguyên trạng cổ đó là Tam quan ngoại, Tam quan nội, tháp Phật và Tam Bảo chùa. Ngoài ra, chùa vẫn còn lưu giữ lại một số hiện vật như tượng Phật Quan Thế Âm, Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng các vị La Hán cùng một số pháp khí được đúc bằng đồng rất tinh xảo và có tính nghệ thuật thẩm mỹ cao.

Empty
Với lịch sử 700 năm, chùa Hoằng Phúc được vinh danh là ngôi chùa cổ nhất miền Trung

Với lịch sử 700 năm, chùa Hoằng Phúc được vinh danh là ngôi chùa cổ nhất miền Trung

Ngoài việc phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho người dân địa phương, nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn, thú vị cho du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng, cầu bình yên, may mắn đến với gia đình, bạn bè và người thân. Chùa Hoằng Phúc được vinh dự đón nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào tháng 12/2015 và là địa điểm tín ngưỡng của Phật Giáo được tôn vinh là ngôi chùa cổ nhất miền Trung.

>> Ngôi chùa cổ tồn tại xuyên 3 thế kỷ trên “đất Phật”, tổ điện đặt tượng Phật A Di Đà bằng đất sét thếp vàng hơn trăm năm tuổi

Cổ tự gần 900 tuổi rộng 18.000m2 nằm giữa lòng Thủ đô, được mệnh danh ‘đệ nhất tùng lâm’ chốn kinh kỳ xưa

Ngôi chùa cổ xứ Tây Đô có hàng trăm vòng nhang 'không bao giờ tắt', được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-chua-700-nam-tuoi-duoc-ton-vinh-co-nhat-mien-trung-rong-gan-10000m2-la-di-tich-lich-su-quoc-gia-d113233.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ngôi chùa 700 năm tuổi được tôn vinh cổ nhất miền Trung rộng gần 10.000m2, là Di tích lịch sử quốc gia
    POWERED BY ONECMS & INTECH