Người dân gửi hơn 6,8 triệu tỷ đồng vào ngân hàng trong tháng 7/2024
Đây là số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà nước.
Số liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cho thấy, tính đến đầu tháng 7/2024, tổng tài sản toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt hơn 21 triệu tỷ đồng, vốn điều lệ đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tổng tiền gửi của dân cư tăng kỷ lục...
Trong tháng 7/2024, tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 16,4 triệu tỷ đồng, tăng 2,52% so với cuối năm 2023.
Trong đó, tiền gửi dân cư đạt 6,8 triệu tỷ đồng, tăng gần 4,7% so với đầu năm. Nhưng tốc độ tăng này thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ hai năm trước. Mức tăng của cùng kỳ 2023 và 2022 lần lượt ghi nhận 8,9% và 6,2%.
Xét về giá trị tuyệt đối, tiền gửi dân cư tăng "ròng" hơn 305.600 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm, cũng thấp hơn so với con số tăng thêm cùng giai đoạn 2022-2023.
Giới phân tích nhận định, việc lãi suất huy động có dấu hiệu tăng trở lại kể từ tháng 4/2024 được xem là nguyên nhân khiến kênh tiền gửi ngân hàng trở nên hấp dẫn.
Ngược lại, tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 6,7 triệu tỷ đồng, giảm 1% so với đầu năm. Đà giảm của các tổ chức kinh tế khiến tổng tiền gửi chảy vào hệ thống ngân hàng đạt 13,6 triệu tỷ đồng, tăng 1,74% so với đầu năm.
Tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại TCTD (Ảnh: SBV) |
Từ tháng 4 đến nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã bắt đầu mạnh lên, đưa mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng từ 5% lên 6,2% một năm.
Theo tính toán của VCBS, tới giữa tháng 9, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trung bình toàn hệ thống tăng thêm 0,3-0,5% so với mức đáy thời điểm cuối tháng 4, nhưng một số kỳ hạn vẫn giảm 0,1-0,3% so với đầu năm. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất nhìn chung vẫn ở mức thấp trong năm nay.
>> NHNN vừa ban hành quy định mới về lãi suất tiền gửi bằng USD
Công an Hà Nội 'giải cứu' cụ bà 80 tuổi suýt mất 300 triệu tại quầy giao dịch BIDV
CEO Nguyễn Phương Hằng cùng chồng rà soát Khu du lịch Đại Nam để chỉnh trang cơ ngơi nghìn tỷ