"Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt": Thúc đẩy tiêu thụ nông sản

08-01-2022 20:48|Bảo Anh

Các địa phương cần vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Bộ NN&PTNT  vừa đưa ra các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Các địa phương cần vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Ngày 7/1, Bộ NN&PTNT đã gửi văn bản số 110/BNN-VP tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Thời gian qua, tình trạng nông sản bị ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc khi vào vụ thu hoạch vẫn xảy ra. Mặc dù, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt tháo gỡ bằng nhiều biện pháp, tuy nhiên vấn đề trên vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero COVID”, những khó khăn trong xuất khẩu nông sản dự kiến sẽ còn kéo dài.

Để chủ động chỉ đạo sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chủ động rà soát năng lực, nhu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản; thực hiện có hiệu quả công tác kết nối tiêu thụ nội địa giữa các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã, bà con nông dân với doanh nghiệp thu mua, cơ sở chế biến, các hệ thống phân phối, tiêu thụ hoặc thông qua các Diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản (như Diễn đàn Kết nối nông sản 970 của Bộ NN&PTNT,…).

Kinh doanh gặp khó, doanh nghiệp sàn HNX vẫn ‘dốc hầu bao’ trả cổ tức 33% bằng tiền

Thủ tướng đề nghị Quảng Tây tiếp tục tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam vào Trung Quốc

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nguoi-viet-uu-tien-dung-hang-viet-thuc-day-tieu-thu-nong-san-130907.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt": Thúc đẩy tiêu thụ nông sản
    POWERED BY ONECMS & INTECH