Bất động sản

Nhà ở xã hội đang trở thành tâm điểm toàn ngành, “ông trùm” của lĩnh vực này kinh doanh ra sao?

Phương Uyên 28/11/2023 - 16:50

CTCP BIC Việt Nam đã có thâm niên hoạt động hơn 15 năm, với hàng loạt dự án nhà ở xã hội như: Rice City Linh Đàm, Rice City Tố Hữu…

Doanh nghiệp nào được mệnh danh là “ông trùm” nhà ở xã hội?

Được thành lập vào năm 2007, CTCP BIC Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực: xây dựng, kinh doanh bất động sản, lập dự án các công trình xây dựng dân dụng…

Lựa chọn phân khúc nhà ở xã hội song song với phát triển nhà thương mại là định hướng lâu dài của BIC Việt Nam. Trong đó, nổi bật với các dự án mang thương hiệu Rainbow cho nhà ở thương mại và Rive City đối với nhà ở xã hội.

Các dự án nhà ở xã hội do BIC Việt Nam đầu tư thực hiện thường nằm ở các vị trí đắc địa, được hưởng lợi từ hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối thuận tiện nhiều tiện ích như: trung tâm thương mại, trường học, công viên…

Một số các dự án nhà ở xã hội do BIC Việt Nam đầu tư đưa vào sử dụng như: tòa nhà Rice City Linh Đàm với 736 căn hộ, Rice City Sông Hồng, Rice City Trung Văn, Rice City Long Biên, NHS Phương Canh. Hiện doanh nghiệp này cũng đang tiếp tục triển khai 3 dự án nhà ở xã hội mới là: Rice City Thượng Thanh, Rice City Thạch Bàn và Rice City Tố Hữu.

Nhà ở xã hội Rice City Tố Hữu là dự án mới nhất của chủ đầu tư BIC Việt Nam sau các dự án nhà ở xã hội chất lượng cao: Rice City Linh Đàm, Rice City Sông Hồng.

bic-viet-nam

Soi “sức khỏe” tài chính của BIC Việt Nam

Theo báo cáo tài chính năm 2022, BIC Việt Nam ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 65,2 tỷ đồng, tăng gần 123% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 37,7 tỷ đồng, tăng 211,6% so với năm 2021.

Năm 2022, BIC Việt Nam kiểm soát tốt chi phí bán hàng khi giảm tới 48% so với năm trước, xuống còn 550 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng 27,7% so với năm trước. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt 28,1 tỷ đồng, tăng gấp 7,2 lần so với năm 2021.

Kết thúc năm 2022, BIC Việt Nam ghi nhận lãi ròng hơn 22,8 tỷ đồng, tăng 578,8% so với năm 2021.

Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 31/12/2022, tổng cộng tài sản của BIC Việt Nam là gần 1.107 tỷ đồng, tăng 11,3% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn gần 198 tỷ đồng và tài sản dài hạn gần 909 tỷ đồng.

Ở phần tài sản ngắn hạn, BIC Việt Nam có 29,5 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền; hơn 29,3 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng; hơn 78,6 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khác… Công ty còn có 75 tỷ đồng phải thu dài hạn khác. Hàng tồn kho của BIC Việt Nam tính đến ngày 31/12/2022 là hơn 6 tỷ đồng, giảm 55% so với đầu năm.

Tại ngày 31/12/2022, tổng cộng nguồn vốn của BIC Việt Nam là 1.107 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả hơn 578 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là 528,6 tỷ đồng.

Rice City Tố Hữu dù đang là bãi đất trống nhưng "cò" đã rao bán căn hộ với giá siêu hời

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp này cũng vướng phải không ít tai tiếng liên quan đến các dự án nhà ở xã hội.

Thời gian gần đây thông tin về dự án nhà ở xã hội Rice City Tố Hữu đang được “cò” rao bán với mức giá từ 19 triệu đồng/m2 mặc dù vẫn là khu đất trống nhận được sự quan tâm từ dư luận. Thậm chí một số website về bất động sản còn đưa ra thông tin giá bán căn hộ tại đây dao động từ khoảng 18 đến 22 triệu đồng/m2, tùy thuộc vào loại căn hộ, tầng, vị trí và hướng nhìn.

Đại diện phường Trung Văn cho biết: “Không rõ chủ đầu tư đã làm thủ tục gì chưa, còn hiện tại chưa thấy chủ đầu tư gửi hồ sơ qua phường”.

VNF-NOXH-Rice-City-To-Huu-ban-chenh-300trieu-dong1

Theo tìm hiểu, dự án nhà ở xã hội Rice City Tố Hữu tọa lạc tại đường Tố Hữu, ô đất thuộc phường Mễ Trì và phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Dự án có tổng diện tích 6.616m2, trong đó diện tích xây dựng là 5.016m2 và diện tích cây xanh là 1.600m2 với tổng mức đầu tư lên đến 1.124 tỷ đồng.

Quy mô của dự án Rice City Tố Hữu gồm 2 toà chung cư cao 21 tầng và 25 căn liền kề. Trong đó, 1 tòa căn hộ được phát triển với mục đích nhà ở xã hội và 1 tòa được phát triển căn hộ chung cư. Tổng số căn hộ tại dự án là 711 căn.

Thời điểm hiện tại, khi dự án Rice City Tố Hữu chưa có hoạt động xây dựng và khu đất này đang được chia thành các ki-ôt nhỏ để cho thuê (làm cửa hàng bán hoa cây cảnh, gốm sứ, ươm cây cảnh,...)

BIC Việt Nam bị tố bán căn hộ cho người nhà

Rice-City-Linh-Dam-1737-1681975292

Dự án nhà ở xã hội Rice City tọa lạc tại lô đất CT4 và CT5 khu đô thị mới Tây Nam Hồ Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) do CTCP BIC Việt Nam làm chủ đầu tư. Theo dự kiến ban đầu, dự án sẽ được bàn giao năm 2015 nhưng sau đó phải hoãn sang 2016.

Giữa năm 2016, dự án này bất ngờ nổi đình nổi đám khi xuất hiện thông tin ông Lục Minh Kim có hộ khẩu thường trú tại số nhà 12S-BT2-X2 - Bắc Linh Đàm, khu BT2 là khu biệt thự cao cấp bậc nhất Bắc Linh Đàm, song lại thuộc đối tượng đạt điểm hiếm trong danh sách mua nhà ở xã hội tại dự án Rice City của BIC Việt Nam.

Điều đáng nói, ông Lục Minh Kim là bố đẻ bà Lục Thị Mai Trang - Tổng Giám đốc và ông Lục Minh Hoàn - Phó Tổng giám đốc của BIC Việt Nam - chủ đầu tư dự án.

Tiếp theo đó, vợ và mẹ vợ của ông Lục Minh Hoàn - Phó Tổng Giám đốc BIC Việt Nam cũng lần lượt có tên trong danh sách người mua nhà tại dự án này khiến Rice City Linh Đàm càng trở nên tai tiếng.

Không dừng lại ở những “lùm xùm” quanh việc “bố mẹ chủ đầu tư là cư dân”, BIC Việt Nam còn bị khách hàng “tố” lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người mua nhà.

Cư dân Rice City Linh Đàm căng băng rôn, tập trung phản đối chủ đầu tư đưa "anh em xã hội" đến vận hành tòa nhà

Cũng tại dự án Nhà ở xã hội Rice City Linh Đàm, nhiều năm nay đã bị cư dân phản ánh chiếm dụng quỹ bảo trì, phần diện tích theo quy hoạch làm sân chơi, đường đi cũng đang bị chiếm dụng.

Đỉnh điểm của việc đấu tranh đòi quyền lợi là đầu năm 2022, hàng chục người mang băng rôn tuần hành vì chủ đầu tư cho người đến quản lý vận hành.

Một số người dân phản ánh: "Những người mặc trang phục bảo vệ nhưng với những thái độ như dân 'xã hội', họ được chủ đầu tư thuê đến để vận hành, nhằm mục đích chiếm đoạt quỹ bảo trì và diện tích chung để kinh doanh. Nhiều lần đã có chính quyền can thiệp nhưng nhiều năm qua chủ đầu tư vẫn coi thường, không chấp hành".

z4922301181114_f01623cf49c5d23698ebb066d1638934

Nhiều cư dân sống tại đây cho biết, phần diện tích theo quy hoạch làm sân chơi, đường đi đang bị chủ đầu tư chiếm dụng làm chỗ đỗ xe.

Cụ thể, theo hồ sơ quy hoạch dự án và hồ sơ hoàn công các hạng mục thuộc phạm vi dự án Tòa nhà và hồ sơ bàn giao hệ thống hạ tầng kỹ thuật được Chủ đầu tư - CTCP BIC Việt Nam bàn giao cho Ban Quản trị tòa nhà thì khu đất khuôn viên sân vườn cảnh quan của tòa nhà thuộc diện tích sử dụng chung của cư dân.

Mặc dù chủ đầu tư bàn giao toàn bộ hệ thống kỹ thuật gắn liền với khu khuôn viên: Hệ thống cáp ngầm hạ tầng kỹ thuật, điện chiếu sáng, cây xanh…nhưng chủ đầu tư lại chiếm dụng toàn bộ diện tích khu vực khuôn viên sân vườn thuộc diện tích sử dụng chung của cư dân để kinh doanh trái phép bằng hình thức cho đơn vị khác thuê làm bãi đỗ xe ô tô và kiốt kinh doanh bán hàng. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của cư dân.

Sau nhiều lần khiếu nại, biểu tình, hiện tại người dân vẫn đang nằm vùng và chấp nhận cảnh "sống chung" với lũ để chờ cơ quan chức năng và chủ đầu tư lên phương án giải quyết.

Trung tâm hội nghị gần 7 triệu đô tại Thanh Hóa gây “nhức nhối” vì hoang phế nhiều năm

Vi phạm xây dựng, Mường Thanh và hàng loạt khách sạn siêu sang bị “réo tên”

Đường vành đai 4 đang thi công rầm rộ, khu vực nào đất nền đang "sốt" nhất?

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/nha-o-xa-hoi-dang-tro-thanh-tam-diem-toan-nganh-ong-trum-cua-linh-vuc-nay-kinh-doanh-ra-sao-d112155.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nhà ở xã hội đang trở thành tâm điểm toàn ngành, “ông trùm” của lĩnh vực này kinh doanh ra sao?
    POWERED BY ONECMS & INTECH