Động thái mạnh tay thể hiện cam kết của Chính phủ Nhật Bản trong việc đẩy lùi các nhà đầu cơ đặt cược chống lại đồng yên.
CNBC đưa tin, Nhật Bản đã chi khoảng 9,8 nghìn tỷ yên (62,2 tỷ USD) trong tháng qua để hỗ trợ đồng yên sau khi đồng tiền nước này trượt dốc về gần mức thấp nhất trong 34 năm.
Bộ Tài chính Nhật Bản tiết lộ vào thứ Sáu (31/5) rằng Nhật Bản đã chi số tiền kỷ lục này từ ngày 26/4 đến ngày 29/5. Số tiền vượt quá ước tính trước đó là 9,4 nghìn tỷ yên dựa trên so sánh giữa tài khoản của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và dự báo của nhà môi giới tiền tệ.
Trước đó, đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm, ở mức 160,03 đổi 1 USD vào hôm 29/4.
Nhật Bản chi số tiền kỷ lục nhằm can thiệp kéo giá đồng yên khỏi đáy lịch sử. Ảnh: CNBC |
Mức chi kỷ lục cho hoạt động can thiệp thể hiện cam kết của Nhật Bản trong việc đẩy lùi các nhà đầu cơ đặt cược vào đồng yên.
Lần cuối cùng quốc gia này can thiệp để ổn định tiền tệ là vào tháng 10/2022, khi đồng yên giảm xuống mức 125 yên đổi 1 USD. Trong giai đoạn đó, các nhà chức trách đã chi tới tổng cộng 9,2 nghìn tỷ yên để tiến hành 3 lần can thiệp.
Đồng yên dự kiến sẽ vẫn chịu áp lực do chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng lớn. Trong khi BoJ cuối cùng đã thắt chặt chính sách tiền tệ thì lãi suất ngắn hạn của Nhật Bản vẫn chỉ ở mức 0,1% so với mức 5,5% của Fed.
Các nhà phân tích nhận định, cho đến khi có những dấu hiệu rõ ràng hơn về thời điểm hạ lãi suất của Mỹ hoặc khi BOJ thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc tăng chi phí đi vay hay cắt giảm hoạt động mua trái phiếu, thì rất ít khả năng tình thế sẽ thay đổi.
Nếu đồng yên tiếp tục suy yếu, áp lực gia tăng có thể buộc BOJ phải có nhiều hành động hơn để ngăn chặn điều này.
Nga chấm dứt thỏa thuận hạt nhân với Nhật Bản
Sau 11 năm, lợi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm của Nhật Bản lần đầu tiên đạt 1%