Nhóm Masan (MSN, MSR): Cổ phiếu 'bơi' ngược dòng, sắp ghi nhận lợi nhuận bất thường hơn 1.000 tỷ đồng

30-05-2024 12:01|Hải Băng

Tập đoàn Masan (MSN) vừa tiết lộ giá trị chuyển nhượng H.C. Starck Holding cho MMC Group. Khoản lãi thu về ước tính hơn 1.000 tỷ đồng và tiếp tục ghi nhận lợi nhuận lớn trong dài hạn.

Phiên giao dịch sáng ngày 30/5, thị trường tiếp tục bị bán mạnh. Tại thời điểm 11h15, VN-Index giảm 10,92 điểm (-0,86%). Độ rộng thị trường lệch hẳn về phía tiêu cực với 320 mã giảm, 100 mã tăng và 49 mã tham chiếu.

Áp lực bán chủ yếu đến từ nhóm VN30 khi chỉ số giảm 1,04%. Các cổ phiếu vốn hóa lớn như VCB (-0,78%), FPT (-2,14%), GAS (-1,7%) đã đóng góp gần 3 điểm vào đà giảm của VN-Index.

Ở chiều ngược lại, 3 cổ phiếu VN30 giữ được sắc xanh gồm MSN (+1,33%), POW (+1,2%), CTG (+0,47%). Trong đó, MSN đóng góp 0,26 điểm vào chiều tăng của VN-Index (cao nhất trong phiên).

Nhóm Masan (MSN, MSR): Cổ phiếu 'bơi' ngược dòng, sắp ghi nhận lợi nhuận bất thường hơn 1.000 tỷ đồng
Chỉ có 3 cổ phiếu nhóm VN30 giữ sắc xanh trong phiên giao dịch sáng 30/5

Cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn MaSan bắt đầu "bơi' ngược dòng thị trường từ thời điểm 10h45, khi Masan công bố một phần nội dung Hợp đồng mua bán giữ Mitsubishi Materials Corporation (MMC Group) và CTCP MaSan High - Tech Materials (UPCoM: MSR) - công ty con của Tập đoàn Masan.

Theo đó, MMC Group sẽ mua 100% H.C. Starck Holding (Germany) GmbH (“HCS”) từ MSR với giá 134,5 triệu USD. Đồng thời, 2 bên ký kết một thỏa thuận bao tiêu APT và oxit vonfram - đây là sản phẩm đầu ra của MSR.

Bên cạnh đó, Masan ​sẽ giữ phần sở hữu tại Nyobolt, một công ty có trụ sở tại Vương quốc Anh chuyên cung cấp giải pháp pin sạc nhanh sử dụng vonfram và niobium ở cực anode. Tập đoàn cũng được giữ đặc quyền hưởng một phần lợi nhuận tiềm năng khi công nghệ tái chế “black mass” do HCS phát triển được thương mại hóa.

Masan ước tính, Tập đoàn dự kiến ​​sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD (khoảng 1.108 tỷ đồng theo tỷ giá ngày 30/5) từ giao dịch bán HCS và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20 - 30 triệu USD (khoảng 509 - 764 tỷ đồng) trong dài hạn đối với các điều khoản còn lại.

Lượng tiền thu được từ giao dịch sẽ giúp MSR giảm nợ vay và góp phần vào mục tiêu giảm tỷ lệ Nợ ròng/EBITDA của Tập đoàn Masan về mức ≤ 3,5x.

Hưởng lợi trực tiếp từ Hợp đồng, cổ phiếu MSR tăng 4,05% lên 18.000 đồng/cp trong phiên giao dịch sáng ngày 30/5. Khối ngoại bán ròng 109,9 triệu cổ phiếu theo hình thức thỏa thuận, ứng với giá trị giao dịch 1.971,2 tỷ đồng. Khối lượng này vừa khớp với số cổ phiếu mà MMC Group đang nắm giữ và có đăng ký bán ra vào ngày 20/5.

>> Giai đoạn thăng hoa của nhóm cổ phiếu nhà Masan (MSN, TCB, MCH, MSR,...), ai cũng có câu chuyện riêng

Thêm một doanh nghiệp cao su có Tổng Giám đốc và nguyên Chủ tịch bị khởi tố

Thép Pomina (POM) đưa ra phương án khắc phục cổ phiếu bị hạn chế giao dịch

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/nhom-masan-msn-msr-co-phieu-boi-nguoc-dong-sap-ghi-nhan-loi-nhuan-bat-thuong-hon-1000-ty-dong-236782.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nhóm Masan (MSN, MSR): Cổ phiếu 'bơi' ngược dòng, sắp ghi nhận lợi nhuận bất thường hơn 1.000 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH