Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là ngày trọng đại và mang ý nghĩa rất lớn.
Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng nguyên là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm của nước ta. Vào ngày này người dân thường cúng bái tổ tiên, trời đất và lên chùa, đi lễ để cầu bình an trong cuộc sống. Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội.
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội. Dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút nhiều người đến hành lễ. Hàng năm, dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu an rất đông.
Trong đó, Rằm tháng Giêng là thời điểm đông nhất. Mỗi ngày có tới hàng nghìn phật tử đổ về đây. Đặc biệt, trong các khóa lễ, người dân thường đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.
Chùa Trấn Quốc
Nằm trên gò đất ở phía đông quận Tây Hồ, chùa Trấn Quốc gây ấn tượng sâu sắc với du khách bởi lối kiến trúc cổ kính, độc đáo và cảnh quan của chùa. Xung quanh là làn nước xanh biếc, ngôi chùa Hà Nội này hiện lên với vẻ đẹp trang nghiêm, thanh nhã và tinh tế, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp.
Theo sử sách, ngôi chùa Hà Nội này được xây dựng từ thế kỉ 6 dưới thời Tiền Lý với cái tên ban đầu là chùa Khai Quốc. Tên chùa Trấn Quốc ngày nay được đổi từ đời vua Lê Hy Tông với ý nghĩa là nơi đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Với tuổi đời lên đến 1500 năm, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa phật linh thiêng bậc nhất Hà Nội.
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Chùa Quán Sứ là một trong rất ít ngôi chùa ở phía Bắc mà tên chùa cũng được viết bằng chữ Quốc Ngữ. Chùa có quy mô kiến trúc lớn, tam quan kiểu 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông.
Chùa Quán Sứ hiện nay là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vào ngày Rằm tháng Giêng, dòng người đổ về đây để lễ Phật, cầu sức khỏe, bình an,... rất đông.
Chùa Hà
Chùa Hà (Thánh Đức Tự) thuộc làng Dịch Vọng (làng vòng) là một ngôi chùa thuộc khu phố cùng tên của Hà Nội. Chùa Hà thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thắp hương, lễ Phật cầu mong một mối tình trọn vẹn, đặc biệt là vào ngày mùng một, ngày rằm hay đầu năm mới.
Trong dân gian vẫn lưu giữ câu chuyện vua Lý Thánh Tông xây ngôi chùa này và đặt tên là chùa Thánh Đức để tỏ lòng biết ơn với các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã giúp đỡ mình lên ngôi vua.
Kiến trúc chùa Hà mang đậm nét thời đại với sự kết hợp tinh tế giữa nét đẹp cổ xưa và hiện đại cùng với kết cấu kiểu chữ Đinh gồm có Tiền đường, Thượng điện, Tam Bảo với năm gian.
Hàng năm, tại chùa Hà Nội này tổ chức không ít lễ hội như kỷ niệm ngày sinh của Thành hoàng Triệu Chí Thành, kỷ niệm ngày hóa của Thành hoàng… cùng với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như kéo co, đánh đu, đánh cờ người, hát cửa đình.
Chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang còn được gọi là chùa Tình Quang, được thành lập cách đây 800 năm dưới thời vua Lê Thánh Tông. Từ lúc ban sơ được xây dựng, đây được xem là chốn đại danh lam thắng cảnh của cả nước, trở thành nơi thờ Thành Hoàng làng và thờ Phật linh thiêng bậc nhất. Chùa Phổ Quang mang nhiều giá trị kiến trúc độc đáo, tuy trải qua nhiều thăng trầm, biến động lịch sử và nhiều lần trùng tu, kiến trúc ban sơ tuy không còn nhưng chùa vẫn giữa được giá trị nghệ thuật của hệ thống tượng tròn qua nhiều năm tháng. Cho đến nay, chùa Phổ Quang là điểm đến linh thiêng, được nhiều người lui tới mong tìm được không gian an lạc giữa cuộc sống bộn bề.