Nợ xấu còn nhức nhối, ngân hàng cần có quyền đòi nợ?

17-07-2023 22:32|Minh Anh

Ngay từ đầu năm, nợ xấu vẫn là vấn đề nhức nhối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Lãnh đạo ngân hàng kiến nghị ngân hàng cần phải có quyền đòi nợ, người đi vay phải có trách nhiệm trả nợ.

Ngay từ đầu năm, nợ xấu vẫn là vấn đề nhức nhối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Theo dự báo của các chuyên gia, nợ xấu vẫn sẽ tăng trong quý 2, phản ánh lên báo cáo tài chính các ngân hàng.

Ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Agribank nói, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi như hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, quy mô sản xuất bị thu hẹp, tồn kho tăng cao, cạn kiệt nguồn thu, khó khăn trong trả nợ ngân hàng, dẫn đến nợ xấu gia tăng mặc dầu NHNN đã có cơ chế cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ.

“Thực tế, tỷ lệ nợ xấu của Agribank thời điểm 30/6/2023 đã tăng lên đúng bằng thời điểm kết thúc cơ cấu lại giai đoạn 2016-2020 và áp lực gia tăng trong thời gian tới là rất lớn”, ông Ấn cho biết.

Hay với các ngân hàng tư nhân như VPBank cũng đứng trước áp lực nặng nề về nợ xấu trong nửa cuối năm nay. Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank kiến nghị, cần có chính sách bảo vệ nhà đầu tư, quyền và lợi ích của ngân hàng, củng cố hoạt động lành mạnh của ngân hàng.

“Theo tôi, người cho vay đang chịu nhiều rủi ro nhất, cơ quan quản lý cần có những quy định về quyền đòi nợ, quyền xử lý nợ. Ngân hàng cần phải có quyền đòi nợ, người đi vay phải có trách nhiệm trả nợ”, Tổng Giám đốc VPBank kiến nghị.

Giới phân tích đã lo ngại về vấn đề rủi ro nợ xấu tiếp tục gia tăng, tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ nợ xấu mở rộng cho thấy nợ xấu chưa đạt đỉnh và tiếp tục tăng.

Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo, rủi ro nợ xấu có thể tăng trở lại trong năm 2024 và có sự phân hóa. Cụ thể, nhóm ngân hàng chất lượng tài sản tốt sẽ ghi nhận nợ xấu và nợ tái cơ cấu kiểm soát ở mức vừa phải; nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp cao và có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro nợ xấu và áp lực trích lập tăng cao trong năm 2024.

Giới phân tích đánh giá áp lực nợ xấu sẽ còn dâng cao trong thời gian còn lại của năm 2023 do: (i) tỷ lệ nợ xấu mở rộng chưa đạt đỉnh; (ii) lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn, đặc biệt là trong quý III, khoảng 200 nghìn tỷ trái phiếu doanh nghiệp sẽ đến hạn thanh toán tiền gốc trong 7 tháng cuối năm 2023, trái phiếu đáo hạn vào năm 2024 ước tính khoảng 360 nghìn tỷ đồng (+29,4% so với cùng kỳ); (iii) sự bất định của các điều kiện vĩ mô.

Nợ xấu liệu đã đạt đỉnh?

Ngân hàng kỳ vọng nợ xấu sẽ giảm trong quý 3

Nợ xấu khó bán, tài sản thế chấp có nguy cơ "bay màu"

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/no-xau-con-nhuc-nhoi-ngan-hang-can-phai-co-quyen-doi-no-192601.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nợ xấu còn nhức nhối, ngân hàng cần có quyền đòi nợ?
POWERED BY ONECMS & INTECH