Sống

Nơi có làng cổ nhiều tiến sĩ Nho học nhất Việt Nam, được mệnh danh là "lò tiến sĩ xứ Đông”, từng được vua ban chiếu khen ngợi

Nhật Linh 22/09/2023 14:00

Nơi đây được mệnh danh là "Làng tiến sĩ", "Làng khoa bảng", "Lò tiến sĩ xứ Đông".

Từ TP. Hải Dương đi khoảng 30km về phía Tây Nam là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nơi được coi là vùng đất học nổi tiếng. Cũng khung cảnh làng quê thanh bình, nhưng ngay từ cổng làng đến những ngôi nhà hai bên đều được xây dựng bề thế.

mt 1

Vùng đất khoa bảng nổi tiếng

Mộ Trạch, trước năm 825 là vùng đất trũng, hoang vu. Đất trũng người xưa gọi là “Chằm”. Cụ Vũ Hồn (804-853), một nhà Nho cáo ấn từ quan, chiêu dân lập ấp, khẩn hoang đất này, đặt tên làng là “Khả Mộ Trang” - nghĩa là vùng điền trang, thái ấp trù mật, người người mến mộ. Cụ Vũ Hồn giỏi canh nông, thau chua rửa mặn, đê điều, thủy lợi, tổ chức sản xuất, nhờ đó đất cằn trở thành màu mỡ. Thôn làng trù phú, giàu mạnh, nhiều thành tích khoa bảng. Cụ Vũ Hồn qua đời, dân tôn vinh là Thành hoàng làng, lập miếu thờ. Đến Trần triều (1226 - 1400), Khả Mộ Trang đổi thành Mộ Trạch, tên làng Mộ Trạch được duy trì từ đó. Nay đình, miếu, lăng tẩm, gia thất Thành hoàng làng… được Nhà nước xếp hạng di tích văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia.

mt 3

Làng Mộ Trạch giàu có và nổi tiếng khoa bảng. Ngay khoa thi đầu tiên (năm 1247), làng Mộ Trạch đã cống hiến cho đất nước 2 nhân tài đỗ Tiến sĩ là cặp anh em ruột: Vũ Hán Bi, Vũ Nghiêu Tá. Đến khoa thi Hội cuối cùng của nhà Nguyễn (năm 1919), Vũ Khắc Triều - người làng này lại ghi tiếp dấu ấn đăng quang Tiến sĩ. Khoa thi Bính Thân (1656), cả nước có 3.000 người dự thi, 6 người đỗ Tiến sĩ, trong đó có 3 người làng Mộ Trạch là: Vũ Trác Lạc, Vũ Đăng Long, Vũ Công Lượng. Khi ấy vua Tự Đức, người nổi tiếng hay chữ, xuống chiếu: “Nhất gia bán thiên hạ” – “Mộ Trạch tài năng bằng nửa thiên hạ”.

Những năm 1428 - 1789, làng Mộ Trạch có 36 Tiến sĩ, trở thành ngôi làng nhiều Tiến sĩ nhất cả nước, được triều Nguyễn sắc phong “Tiến sĩ sào” - lò Tiến sĩ, còn gọi là làng Tiến sĩ. Thời ấy Mộ Trạch còn có 5 người nổi tiếng thiên hạ là: Trạng toán Vũ Hữu, Trạng chữ Lê Nại, Trạng cờ Vũ Huyến, Trạng vật Vũ Phong, Trạng chạy Vũ Công Trực. Trong đó Trạng toán Vũ Hữu là người đã hệ thống hóa những thành tựu về hình học, số học thành cuốn sách toán học nổi tiếng “Lập thành toán pháp”, được vua Lê sắc phong là Thần toán Vũ Hữu.

mt 2

Trong 82 văn bia còn lại tại Văn miếu Quốc Tử Giám – di tích văn hóa lịch sử tại Hà Nội có đến 18 bia khắc tên 25 tiến sĩ làng Mộ Trạch. Còn tại Văn miếu Mao Điền (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) có đủ tên của 36 tiến sĩ Mộ Trạch.

Không ai ở Mộ Trạch lý giải được vì sao, làng có nhiều người học giỏi, theo học đại học, đỗ đạt thạc sĩ, tiến sĩ... Chỉ biết theo sách “Vũ tộc khoa hoạn phả ký” của Vũ Bật Hài thì Vũ Nghiêu Tá là tổ khai khoa của họ Vũ làng Mộ Trạch viết nên, truyền thống khoa bảng của làng liên tục được bồi đắp dày thêm, phát tích khoa bảng rực rỡ.

Ngoài 36 tiến sĩ thì làng Mộ Trạch còn có hàng chục người khác đỗ hương cống, sinh đồ, tú tài. Nhiều người giữ các chức vụ trọng yếu trong triều đình đương thời.

Tiếp nối truyền thống hiếu học

Người dân Mộ Trạch suốt bao đời nay đều răn dạy con cháu về truyền thống hiếu học, học để thoát nghèo đói và làm rạng rõ dòng họ, tổ tiên. Mộ Trạch ngày nay lớp lớp các thế hệ con cháu vẫn không ngừng phấn đấu đỗ đạt thành tài.

Khu đền thờ dòng họ Vũ tại làng Mộ Trạch.

Khu đền thờ dòng họ Vũ tại làng Mộ Trạch.

Tính đến thời điểm hiện tại, làng bảng khoa Mộ Trạch đã có thêm nhiều tiến sĩ khác. Các thế hệ con cháu có địa vị cao không chỉ trong nước mà còn vươn xa đến tầm quốc tế. Có thể kể đến như Đỗ Khắc Thịnh đỗ Tiến sĩ Vật lý ở Nhật Bản, Đặng Vũ Phương Nghi đỗ Tiến sĩ Văn học ở Pháp, Tiến sĩ Hoá học Vũ Đàm ở Mỹ mới ở độ tuổi 30 nhưng đã có những công trình lừng lẫy khiến tổng thống Mỹ đích thân mời ông phụ trách việc thẩm định và cấp bằng sáng chế cho các công trình phát minh trong nước và quốc tế thuộc cục phát minh, sáng chế Mỹ… và nhiều người thành tài, công tác tại các bộ, ngành,...

Các thế hệ hiện tại của làng Mộ Trạch còn có nhiều người lựa chọn theo con đường du học nước ngoài, mà chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Người xưa có câu “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm”, làng “Chằm” ở đây là làng Mộ Trạch và ý muốn nói đến mạch chữ không ngừng chảy ở mảnh đất hiếu học, nhiều nhân tài này.

Đến nay, Lễ hội truyền thống làng Mộ Trạch vẫn được người làng tổ chức từ mùng 7 đến mùng 9 tháng Giêng hàng năm để tưởng nhớ, tri ân công đức các thế hệ tiền nhân đã góp phần lưu danh thơm "Làng tiến sĩ" bao đời nay.

Miếu thờ Đức Thần tổ Vũ Hồn, nô nức con cháu về dự lễ hội

Miếu thờ Đức Thần tổ Vũ Hồn, nô nức con cháu về dự lễ hội

Đây cũng là dịp để các thế hệ người làng Mộ Trạch cùng du khách thập phương ôn lại lịch sử, truyền thống hiếu học của làng, phát huy tinh thần gìn giữ, lan tỏa để mạch chữ xứ Đông luôn chảy mãi.

4 đặc điểm ở đàn ông sau 55 tuổi báo hiệu sức khỏe yếu

Cuộc sống như mơ của mỹ nhân màn ảnh Việt ở tuổi 33: Bà chủ chuỗi spa, sở hữu biệt thự tiền tỷ, khu nghỉ dưỡng hoành tráng rộng 50.000m2

Uống nước ngọt mỗi ngày, cơ thể sẽ thay đổi ra sao?

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/noi-co-lang-co-nhieu-tien-si-nho-hoc-nhat-viet-nam-duoc-menh-danh-la-lo-tien-si-xu-dong-tung-duoc-vua-ban-chieu-khen-ngoi-d108865.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Nơi có làng cổ nhiều tiến sĩ Nho học nhất Việt Nam, được mệnh danh là "lò tiến sĩ xứ Đông”, từng được vua ban chiếu khen ngợi
POWERED BY ONECMS & INTECH