Phát hiện 'kho báu' 20 triệu tấn ở dưới lòng đất khiến thế giới ngỡ ngàng
Theo ước tính ban đầu, mật độ trung bình của kim loại đất hiếm tại đây vào khoảng 700 gram mỗi tấn đất.
Các nhà địa chất Kazakhstan vừa công bố phát hiện một mỏ đất hiếm với trữ lượng ước tính hơn 20 triệu tấn, nằm ở độ sâu khoảng 300m dưới lòng đất, theo thông tin từ Science Alert.
Hiện tại, Kazakhstan chưa được xếp vào nhóm các quốc gia sản xuất đất hiếm theo thống kê của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ. Nếu trữ lượng này được xác nhận, quốc gia Trung Á này có thể vươn lên vị trí thứ ba toàn cầu về trữ lượng đất hiếm, chỉ sau Trung Quốc và Brazil.
Cụ thể, Bộ Công nghiệp và Xây dựng Kazakhstan cho biết, khu mỏ được phát hiện tại khu vực Zhana Kazakhstan, cách thủ đô hơn 420km.

Mỏ này chứa hàm lượng lớn các nguyên tố như neodymium, cerium, lanthanum và yttrium – những nguyên tố then chốt trong sản xuất công nghệ cao như ô tô điện, tuabin gió và thiết bị điện tử tiêu dùng.
Theo ước tính ban đầu, mật độ trung bình của kim loại đất hiếm tại đây vào khoảng 700 gram mỗi tấn đất.
Ngoài thông tin về thành phần và quy mô trữ lượng, giới chức Kazakhstan chưa công bố thêm các chi tiết liên quan đến việc khai thác, như các doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình phát triển dự án hay mốc thời gian cụ thể để bắt đầu hoạt động khai khoáng.
Khám phá này được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu đất hiếm toàn cầu đang gia tăng mạnh mẽ do sự chuyển dịch nhanh chóng sang năng lượng tái tạo và sự phát triển của các công nghệ tiên tiến.
Việc Kazakhstan phát hiện ra mỏ đất hiếm quy mô lớn có thể giúp đa dạng hóa nguồn cung toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất.
Nga, Mỹ bắt đầu đàm phán về các dự án đất hiếm
Ông Trump dùng quyền khẩn cấp để thúc đẩy khai thác đất hiếm, chuẩn bị ký thỏa thuận với Ukraine