Xã hội

Phát hiện loài rết lớn nhất Việt Nam tại vườn quốc gia 2 lần được công nhận Di sản Thế giới

Linh Chi 28/10/2024 17:48

Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện loài rết Scolopendra pinguis Pocock, 1891 có kích thước lên tới 6,5 cm trong rừng Phong Nha - Kẻ Bàng.

Trong ghi chép đầu tiên về Scolopendra pinguis Pocock, 1891 (Chilopoda, Scolopendromorpha, Scolopendridae), hệ động vật rết của Việt Nam bao gồm 78 loài được ghi nhận thuộc 26 chi, 13 họ và 4 bộ.

Nhóm nhà nghiên cứu gồm 6 người đã có một cuộc khảo sát tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) và thu thập 7 mẫu vật rết từng được xác định là Scolopendra pinguis Pocock, 1891. Từ đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng chiều dài trung bình của loài rết này từ 5,5 - 6,5cm, có 17 phân đoạn, không có lông lưng. Trên tấm lưng và bụng của các mẫu vật có các lỗ nhỏ rải rác. Chân di chuyển thường mang lông nhỏ và dày hơn trên xương chày và xương cổ chân.

Phát hiện loài rết lớn nhất Việt Nam tại vườn quốc gia 2 lần được công nhận Di sản Thế giới - ảnh 1
Scolopendra pinguis khi còn sống (VRTC.PN-KB.098). Ảnh chụp của Lê Xuân Sơn.

Môi trường sống tự nhiên của Scolopendra pinguis Pocock, 1891 tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là hỗn hợp đá vôi và rừng, rừng tre... với độ ẩm tương đối cao và nhiều lá rụng. Các mẫu vật từ Việt Nam không giống với các mẫu được tìm thấy trước đây tại Thái Lan và Lào. Đây không phải là điều quá mới mẻ do sự khác biệt về môi trường sống. Địa hình, địa chất của vùng núi miền Trung Việt Nam với núi đá vôi ảnh hưởng đến các loài động vật. Do đó, đặc trưng cơ bản của loài rết này là không có lông, đùi trơn nhưng các mẫu vật ở Việt Nam lại có các lỗ nhỏ rải rác ở bụng và lưng.

Phát hiện này nâng tổng số loài ghi nhận tại Việt Nam lên 9. Điều này thể hiện sự mở rộng phạm vi phân bố và ghi nhận đầu tiên về loài này cho Việt Nam. Mẫu vật được lưu giữ tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Loài Scolopendra pinguis Pocock, 1891 được mô tả lần đầu tiên từ dãy núi Kayah-Karen ở Myanmar. Chúng còn được tìm thấy ở Myanmar, Indonesia, Thái Lan, Lào...

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất Việt Nam với 123.326 ha. Nơi đây đã 2 lần được công nhận di sản thế giới vào năm 2003 và 2015.

Vườn quốc gia này có hệ thống động, thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Các nhà khoa học đã phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm là lan hài xanh (Paphiopedilum malipoense), lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum), lan hài đốm (Paphiopedilum concolor) cùng rừng bách xanh núi đá duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, Phong Nha - Kẻ Bàng còn là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới; 302 loài chim, trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát, lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài trong Sách đỏ thế giới); 259 loài côn trùng bộ cánh vẩy; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam.

Nguồn: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, ResearchGate

>>Loài vật thuộc họ cầy có nguồn gốc từ Việt Nam nhưng quý hiếm bậc nhất thế giới, nguy cơ tuyệt chủng cực cao

Liên tục phát hiện động vật quý hiếm sau đêm mưa ở TPHCM: Nguyên nhân do đâu?

'Hòn ngọc xanh' chỉ cách đất liền 11km, là nơi bảo vệ hàng trăm loài gỗ quý và động vật hoang dã

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/phat-hien-loai-ret-lon-nhat-viet-nam-tai-vuon-quoc-gia-2-lan-duoc-cong-nhan-di-san-the-gioi-129136.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Phát hiện loài rết lớn nhất Việt Nam tại vườn quốc gia 2 lần được công nhận Di sản Thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH