Phát hiện nghĩa trang lâu đời nhất thế giới nằm sâu 30m dưới lòng đất, có niên đại khoảng 200.000 năm TCN

27-05-2024 17:08|Nhật Linh

Điều bất ngờ là nơi đây chứa hài cốt của một loài người cổ đại có não nhỏ, luôn bị cho là không có hành vi phức tạp.

Tháng 6/2023, nhóm nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học người Mỹ Lee Berger đứng đầu đã công bố đã phát hiện nghĩa trang lâu đời nhất thế giới. Theo đó, một chủng người cổ đại có tên gọi Homo naledi đã chôn cất người chết và khắc các biểu tượng trên tường của các ngôi mộ. Các nhà khoa học cho biết điều này là bằng chứng sớm nhất về lễ mai táng và hoạt động tang lễ, cho thấy rằng chủng Homo sapiens, tức loài người hiện đại, ít nhất 100.000 năm sau mới có hoạt động này.

Tháng 6/2023, nhóm nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học người Mỹ Lee Berger đứng đầu đã công bố đã phát hiện nghĩa trang lâu đời nhất thế giới. Ảnh: National Geographic

Tháng 6/2023, nhóm nghiên cứu do nhà cổ sinh vật học người Mỹ Lee Berger đứng đầu đã công bố đã phát hiện nghĩa trang lâu đời nhất thế giới. Ảnh: National Geographic

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện một số mẫu vật của người Homo naledi ở độ sâu khoảng 30m dưới lòng đất trong một hệ thống hang động thuộc Cradle of Humankind (Cái nôi của loài người). Địa điểm này cách Johannesburg, Nam Phi khoảng 40km về phía tây bắc, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Giáo sư Lee Berger (phải). Ảnh: AFP

Giáo sư Lee Berger (phải). Ảnh: AFP

Chủng người Homo naledi là một họ hàng xa của con người trong thời kỳ đồ đá, có bộ não rất nhỏ, thành thạo leo cây và được cho là không có khả năng thực hiện những hành vi phức tạp.

Các nhà nghiên cứu đặt hóa thạch của Homo naledi tại Viện nghiên cứu tiến hóa của Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: National Geographic

Các nhà nghiên cứu đặt hóa thạch của Homo naledi tại Viện nghiên cứu tiến hóa của Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: National Geographic

Nhóm của ông Berger lần đầu tiên phát hiện ra Homo naledi vào năm 2015 và đã đặt vấn đề rằng loài người này có thể thực hiện việc chôn cất có chủ ý, dựa trên vị trí và tính nguyên vẹn của các mảnh xương nằm sâu trong hệ thống hang động. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những giả thuyết khác, như lắng đọng nước hoặc sự can thiệp của con người hiện đại.

Những ngôi mộ lâu đời nhất trước đó được phát hiện ở Trung Đông và châu Phi, chứa hài cốt của người Homo sapiens và có niên đại khoảng 100.000 năm TCN. Trong khi đó, những ngôi mộ nêu trên mà nhóm nghiên cứu của ông Berger mới phát hiện tại Nam Phi có niên đại ít nhất 200.000 năm TCN.

Hóa thạch xương của người Homo naledi lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2013 tại hệ thống hang động Rising Star, Nam Phi. Ảnh: Anadolu Ajansı

Hóa thạch xương của người Homo naledi lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2013 tại hệ thống hang động Rising Star, Nam Phi. Ảnh: Anadolu Ajansı

Hóa thạch xương của người Homo naledi lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2013 tại hệ thống hang động Rising Star, Nam Phi. Những nấm mồ hình bầu dục trong nghĩa trang này cũng được phát hiện lần đầu tiên trong quá trình khai quật tại địa điểm này năm 2018.

Theo các nhà khoa học, những chiếc hố sâu đã được người Homo naledi cố ý đào lên và sau đó lấp lại để che phủ các thi hài yên nghỉ bên trong. Những chiếc hố này chứa ít nhất 5 thi hài.

>> Phát hiện hàng loạt ngôi mộ ‘nữ chiến binh Amazon’ 4.000 năm tuổi

Khám phá ngôi mộ 2.000 năm tuổi của bác sĩ La Mã cổ đại, thứ chôn cất bên trong khiến các nhà khảo cổ ngỡ ngàng

Khai quật ngôi mộ cổ, phát hiện ‘kho báu’ quý hơn vàng từ thế kỷ XII, gây chấn động vì 1 lý do

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/phat-hien-nghia-trang-lau-doi-nhat-the-gioi-nam-sau-30m-duoi-long-dat-co-nien-dai-khoang-200000-nam-tcn-d123701.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Phát hiện nghĩa trang lâu đời nhất thế giới nằm sâu 30m dưới lòng đất, có niên đại khoảng 200.000 năm TCN
POWERED BY ONECMS & INTECH