Phát hiện quả cầu kỳ lạ niên đại 2,8 tỷ năm, nghi ngờ đến từ nền văn minh tiên tiến thời viễn cổ?
Những quả cầu tròn với kết cấu không xác định khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải.
Các khối cầu bí ẩn dưới lòng đất
Trong khu rừng nhiệt đới ở Chile, người ta tìm thấy một quả cầu kim loại có đường kính khoảng 1m và nặng 3 tấn. Điều khiến các nhà khoa học bối rối là thành phần của quả cầu kim loại này là một hợp chất mà con người vẫn chưa biết. Hơn nữa, bề mặt của quả bóng kim loại rất nhẵn, không thể bị ảnh hưởng bởi lửa, axit ăn mòn hoặc cắt kim loại. Rõ ràng, quả cầu kim loại không phải hình thành tự nhiên.
Tiến sĩ Ramos Terjec thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Chile cho rằng những quả cầu kim loại được cố tình để lại bởi những đại diện của các nền văn minh ngoài Trái Đất, những người đã đến thăm Trái Đất trong thời cổ đại. Nếu đúng như những gì Tiến sĩ Terjec nghĩ, thì chắc chắn mức độ phát triển của nền văn minh ngoài Trái Đất đã vượt quá tầm với của con người, và công nghệ kim loại là một trong số đó.
Những quả cầu kim loại tương tự không chỉ xuất hiện ở Chile mà còn ở các quốc gia và khu vực khác.
Trên sườn núi Cleck ở Nam Phi, những người thợ mỏ đã tìm thấy hàng trăm quả cầu kim loại. Các nhà khoa học cho biết những viên bi sắt này hoàn toàn không được hình thành một cách tự nhiên, bởi vì các đường rãnh bao quanh các viên bi sắt rất tinh vi và công nghệ sản xuất thậm chí còn cao siêu hơn.
Khi mới phát hiện, vụ việc đã gây ra náo loạn không nhỏ trong phân xưởng thợ mỏ này. Có người cho rằng, đây có thể là khoáng thạch quý hiếm, có giá trị tựa như một "kho báu". Cuối cùng, người ta phải gọi điện báo cảnh sát tới xử lý vụ việc. Những khối kim loại không biết tên được chuyển tới bảo tàng hoặc cơ sở nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn.
Tại Utah, Mỹ những quả cầu tương tự cũng được phát hiện. Chúng được gọi là các viên bi Moqui. Truyền thuyết kể rằng những tổ tiên di cư của thổ dân bản địa Mỹ Hopi đã chơi trò chơi với những viên bi cẩm thạch này và để chúng lại như lời nhắn nhủ tới những người thân của họ rằng họ đang hạnh phúc và khỏe mạnh.
Những viên đá cẩm thạch Moqui có lõi bằng cát và vỏ ngoài cứng, tròn được cấu tạo từ ô xít sắt. Các cuộc phân tích của Heinrich trên một quả cầu Klerkdrop cho thấy nó được cấu tạo từ đá hematite, một dạng khoáng chất của ô-xít sắt.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự hình thành của những quả cầu kim loại này có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm. Tuy nhiên, nó được hình thành như thế nào vẫn còn là một ẩn số chưa có lời giải.
Xuất hiện từ đâu?
Các nhà khoa học gọi chung chúng là Oopart (đồ tạo tác không phù hợp với niên đại) bởi những khối cầu thời tiền sử có trình độ kỹ thuật vượt xa thời đại tạo ra chúng. Tên khối cầu được đặt theo tên bảo tàng văn hóa tiền sử ở Nam Phi – Klerksdorp.
Năm 1984, nhà nghiên cứu văn hóa tiền sử Michael Cremo đã liên lạc với Roelf Marx, người quản lý bảo tàng Klerksdorp (Nam Phi), để nghiên cứu các khối cầu Klerksdorp, Món đồ tạo tác 2,8 tỷ năm tuổi này có kích thước 30-50mm hoàn hảo cùng các đường rãnh đồng cứng không thể bị trầy xước giống như được khắc bằng tay đầy khéo léo. Bên trong khối cầu là một chất giống như than củi nhưng mềm và xốp như bông.
Theo thuyết tiến hóa, các khối cầu được tìm thấy ở châu Phi có niên đại từ thời con người còn chưa tồn tại trên Trái Đất. Điều này thực sự vô cùng khó hiểu dựa trên các tri thức hiện hữu. Liệu có thực rằng quả cầu Klerksdrop là bằng chứng bổ sung cho thấy sự sống thông minh đã tồn tại trên Trái Đất từ lâu trước mốc niên đại được nhìn nhận bấy lâu?
Giả thuyết cho rằng Trái Đất từng là nơi cư ngụ của các dạng sống khác từ quá khứ xa xưa, từ hàng triệu thậm chí hàng tỷ năm trước, đã làm dấy lên vô số tranh luận trong giới nghiên cứu và học giả. Nhiều ý kiến cho rằng, khối cầu là sản phẩm của quá trình tích tụ và cứng lại của khoáng chất.
Theo tiến sĩ Karrie Weber thuộc Đại Học Nebraska-Lincoln (Mỹ), vi khuẩn có thể đã giúp hình thành nên các khối cầu. Nhà địa chất Dave Crosby ban đầu đưa ra giả thuyết về một vụ va chạm thiên thạch làm phân tán những khối cầu nóng chảy, sau đó cô đặc lại trên cát. Tuy nhiên, không có bất kỳ bằng chứng nào về một vụ va chạm thiên thạch xảy ra vào thời điểm đó. Sau đó, ông phát triển một giả thuyết liên quan đến việc nước mưa làm hòa tan sắt, các khoáng chất và mang chúng xuống mạch nước ngầm. Khi đó, sắt sẽ được tích tụ ở xung quanh các hạt cát, hình thành nên khối cầu.
Khối cầu với mức độ hoàn hảo gần như tuyệt đối này khiến rất nhiều chuyên gia đau đầu đi tìm lời giải, ai cũng cảm thấy khó hiểu và vô cùng kỳ lạ.
"Những điều kỳ lạ - chúng được tìm thấy trong mỏ đá cao lanh pyrophyllite, gần thị trấn nhỏ Ottosdal ở phía tây Transvaal. Loại đá cao lanh này hình thành từ trầm tích khoảng 2,8 tỷ năm trước đây. Đây là loại khoáng sản khá mềm với chỉ số 3 trong thang đo Mohs (số 1 là kim cương)", Cremo cho biết. Theo Cremo và một số nhà nghiên cứu khác, những khối cầu Klerksdorp như thêm vào bằng chứng về sự sống thông minh đã tồn tại trên Trái Đất từ rất lâu - trước thời điểm mà chúng ta vẫn thường nhận định.
Cremo và một số nhà nghiên cứu khác ủng hộ quan điểm cho rằng, oopart là bằng chứng của nền văn minh tiên tiến thời tiền sử. Nhưng một bộ phận khác ủng hộ giả thuyết khối cầu do sinh vật thông minh tạo ra, rất ít khả năng chúng hình thành một cách tự nhiên.
Giới khoa học cần dũng cảm và sẵn sàng hơn để thừa nhận bằng chứng có thể đối lập với nhận thức phổ biến hiện nay.