Dòng tiền tăng mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng & vật liệu, điện nước - xăng dầu - khí đốt và giảm tại nhóm ngân hàng, thép, thực phẩm và đồ uống.
Kết phiên giao dịch ngày 5/1/2022, VN-Index giảm 3,08 điểm (-0,2%) xuống 1.522,5 điểm; toàn sàn có 221 mã tăng, 240 mã giảm và 43 mã đứng giá. HNX-Index tăng 6,26 điểm (1,32%) lên 480,36 điểm; toàn sàn có 111 mã tăng, 130 mã giảm và 57 mã đứng giá. UpCOM-Index tăng 0,54 điểm (0,47%) lên 114,26 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức rất cao, tổng giá trị khớp lệnh đạt 37.019 tỷ đồng - tăng 17% trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE tăng 15,7% lên mức 20.618 tỷ đồng.
Dòng tiền tăng vào nhóm bất động sản, xây dựng & vật liệu, điện, nước xăng dầu khí đốt và giảm vào nhóm ngân hàng, thép, thực phẩm và đồ uống.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước quay đầu mua ròng 124,5 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 357,4 tỷ đồng.
Tổ chức nội bán ròng 9/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp. Top bán ròng có GEX, VIC, DXG, APH, KBC, VNM, HPG, VCB, CII, ACB.
Trong khi đó, dòng tiền của nhà đầu tư tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các nhà băng. Danh mục 10 cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất gồm FLC, STB, POW, MSB, OCB, SZC, CTD, VHC, VHM, IJC.
Trong phiên VN-Index điều chỉnh tại vùng đỉnh lịch sử, nhà đầu tư cá nhân tiếp đà bán ròng nhưng quy mô rút vốn đã giảm đáng kể so với phiên trước. Cụ thể, họ bán ròng 50 tỷ đồng trong đó họ mua ròng khớp lệnh 335,9 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 10/18 ngành, chủ yếu gom cổ phiếu ngành hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng chủ yếu tập trung tại các mã GEX, VNM, KBC, CII, VIC, MSN, DXG, APH, VCB, HPG.
Ngược lại, cá nhân trong nước bán ròng 8/18 ngành còn lại với áp lực bán tập trung tại nhóm ngân hàng hóa chất. Top bán ròng có VHM, CTG, FLC, STB, TCB, GAS, POW, MSB, DCM.