Sống

Quốc gia ĐNA là 'anh em' với Việt Nam, có số dân còn ít hơn Hà Nội, sở hữu 'siêu công trình' 6 tỷ USD với 75 đường hầm, 10 ga và 167 cây cầu

Hải Yến 16/01/2024 08:04

Quốc gia ĐNA này còn nổi tiếng với tên gọi quốc gia vạn tượng.

Tuyến đường sắt cao tốc Lào – Trung trị giá khoảng 6 tỷ USD

Quốc gia này chính là Lào. Trên thực tế, dù chỉ có dân số hơn 7,6 triệu người (theo worldometers), ít hơn so với thủ đô Hà Nội của Việt Nam, nhưng lại sở hữu công trình "khủng". Đó là tuyến đường sắt cao tốc nối liền thủ đô Viêng Chăn của Lào với biên giới Trung Quốc. Công trình này đã được khai trương vào năm 2021.

Tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung trị giá khoảng 6 tỷ USD và bắt đầu được khởi công từ năm 2016. Công trình này chủ yếu do Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc (CNRG) tiến hành thi công với 75 đường hầm, 167 cây cầu và 10 ga. Tàu chạy trên tuyến đường sắt này với tốc độ tối đa là 160 km/h. Tổng thời gian di chuyển từ Viên Chăn đến Côn Minh ước tính khoảng 10 giờ, bao gồm cả thời gian thông quan.

Tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung

Tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung

Tuyến đường sắt cao tốc này dài hơn 1000km. Trong đó, đoạn chạy ở trên đất Lào dài 414km, giúp nối thành phố Viên Chăn với thị trấn biên giới Boten. Thời gian di chuyển bằng tàu trên tuyến đường này chỉ mất 4 tiếng, thay vì 15 tiếng đi bằng ô tô.

Đây là dự án đầu tiên trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc hoàn thành tại Đông Nam Á. Các dự án này được triển khai với tham vọng kết nối thành phố Côn Minh tới Lào, Thái Lan, sau đó đến Malaysia và Singapore trên tuyến đường sắt dài tới 5.500m.

Đây là dự án đầu tiên trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc hoàn thành tại Đông Nam Á

Đây là dự án đầu tiên trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc hoàn thành tại Đông Nam Á

Kể từ khi chính thức vận hành vào đầu tháng 12/2021 đến tháng 9/2023, tuyến đường sắt cao tốc đã vận chuyển hơn 20 triệu hành khách và hơn 25 triệu tấn hàng hóa từ Trung Quốc sang Lào và ngược lại. Đối với Lào, đường sắt rất cần thiết để thực hiện tham vọng phát triển thành một thị trường xuất khẩu mạnh mẽ.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đường sắt cao tốc Lào - Trung có thể giúp tăng tổng thu nhập của quốc gia Đông Nam Á này lên tới 21% trong dài hạn nếu được quản lý tốt. Trên thực tế, có hơn 2.000 sản phẩm hiện đã được cấp phép xuất khẩu qua tuyến hàng hóa mới. Những mặt hàng như dưa hấu, bột sắn và cao su từ Lào đang hướng tới Trung Quốc.

Tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung 3
Kể từ khi chính thức vận hành vào đầu tháng 12/2021 đến tháng 9/2023, tuyến đường sắt cao tốc đã vận chuyển hơn 20 triệu hành khách và hơn 25 triệu tấn hàng hóa

Để thực hiện tuyến đường sắt cao tốc quy mô này, Lào đã phải gánh một khoản nợ đáng kể. Theo ghi chép của Ngân hàng Thế giới, hơn một nửa trong số 6 tỷ USD của tuyến đường sắt cao tốc, được tài trợ bởi các khoản vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Theo ông Vannarith Chheang, chuyên gia ở Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore nhận định, dự án đường sắt Lào – Trung có giá trị 6 tỷ USD, tương đương với khoảng 1/3 GDP của Lào ước tính năm 2020.

Đất nước triệu voi

Nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á, Lào giáp biên giới với 5 quốc gia mà không tiếp xúc với biển cả. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây bắc giáp Myanmar, phía tây nam giáp Thái Lan, phía nam giáp Campuchia và phía đông giáp Việt Nam. Phía nam đất nước lại sở hữu một đặc điểm độc đáo được thiên nhiên ban tặng. Đó chính là quần đảo Si Phan Don trên sông Mekong, thuộc tỉnh Champasak, với hơn 4.000 đảo lớn nhỏ.

Lào còn được gọi là

Lào còn được gọi là "đất nước triệu voi"

Vào thế kỷ XIV, Vua Phạ-ngừm (Phraya Fa Ngum) thống nhất các mường Lào, thành lập Vương quốc Lạn-xạng (Lan Xang), nghĩa là đất nước triệu voi. Sau khi thống nhất, Vua Phạ-ngừm đã xây dựng chế độ phong kiến tập trung, mở ra thời kỳ rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Lào.

Với diện tích 236.800km2, đất nước Lào chủ yếu là đồi núi, còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mekong chảy dọc biên giới phía tây Lào, trong khi dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới phía đông. Với sự hỗ trợ từ thiên nhiên, Lào có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, bao gồm lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản như gỗ, thạch cao, thiếc, và khí đốt, cũng như hệ thống sông ngòi giàu nguồn lợi thủy sản và phù sa.

Khí hậu của Lào thuộc loại lục địa, chia thành 2 mùa: mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến 10 hàng năm.

Đây cũng là quốc gia có nhiều chùa bậc nhất thế giới

Đây cũng là quốc gia có nhiều chùa bậc nhất thế giới

Dân số hiện tại của Lào là 7.689.631 người vào ngày 15/01 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, với tỷ lệ tăng dân số trung bình là 2%. Tuổi thọ trung bình hiện nay của người dân Lào là 61 tuổi. Lào đa dạng văn hóa với 50 dân tộc, trong đó có các bộ tộc chính như Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Sủng. Tiếng Lào là ngôn ngữ chính thức, trong khi tiếng Anh và tiếng Pháp cũng được sử dụng phổ biến.

Văn hóa Lào phát triển và đa dạng, thể hiện bản sắc riêng của các dân tộc nơi đây. Đất nước này nổi tiếng với nhiều lễ hội, trong đó có 4 ngày Tết lớn (là Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán, Tết Bunpimay, Tết H'mong) và nhiều sự kiện như Bun PhaVet, Bun VisakhaPuya, Bun BangPhay, Bun Khao PhanSa, Bun Khao Padapdin, Bun Suanghua,...

Nước bạn láng giềng đậm đà bản sắc văn hóa riêng

Lào là đất nước láng giềng xinh đẹp và bình yên, mê hoặc du khách với những ngôi chùa tôn nghiêm, những thác nước tuyệt đẹp, những pho tượng Phật nhiều hình dáng độc đáo và nụ cười thân thiện, hiếu khách của người dân.

Với những nét văn hóa đặc sắc, những ngôi chùa với lối kiến trúc đặc biệt, những món ăn ngon phù hợp với khẩu vị Việt Nam, Lào đang là một điểm đến được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn trong chuyến hành trình khám phá của mình.

Những địa điểm du lịch Lào nhất định phải ghé thăm:

1. Luang Prabang

Luang Prabang nằm trong một thung lũng ở ngã ba sông Mekong và sông Nam Khan. Với bề dày lịch sử cư trú hàng nghìn năm, nơi đây là thủ đô hoàng gia của đất nước cho đến năm 1975. Luang Prabang được biết đến với nhiều ngôi chùa Phật giáo cổ như chùa Wat Xieng Thong mạ vàng có từ thế kỷ 16, và chùa Wat Mai - từng là nơi ở của người đứng đầu Phật giáo Lào.

Thị trấn Luang Prabang

Thị trấn Luang Prabang

Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ kết hợp với sự cổ kính của những ngôi chùa nghìn năm tuổi, Luang Prabang sẽ đem đến cho bạn những cảm giác choáng ngợp và mê hoặc chưa từng có.

2. Quần thể thác Kuang si

Thác Kuang Si (một vài nơi gọi là Thác Kuang Xi) là một quần thể thác nước ba tầng cách Luang Prabang khoảng 29km về phía nam. Tầng thác chính cao khoảng 60m với dòng nước đổ xuống từ trên cao theo cấu trúc bậc thang tạo bọt trắng xóa.

Quần thể thác Kuang si

Quần thể thác Kuang si

Màu nước xanh như ngọc được bao quanh bởi màu xanh ngắt của cây rừng. Hòa cùng tiếng chim hót líu lo và tiếng thác đổ, không gian của thác Kuang si giúp du khách hoàn toàn được thả lỏng, thư giãn và hòa mình với thiên nhiên.

Đến với quyền thể thác ba tầng này, bạn còn có thể được tham gia trải nghiệm các hoạt động thú vị như leo thác, tắm thác… Đừng quên chụp thật nhiều bức ảnh sống ảo “siêu hịn” để khoe với bạn bè nhé!

3. Khải hoàn môn Patuxay

Patuxay nằm về phía đông bắc của thủ đô Viêng Chăn, được xem là biểu tượng của thành phố và cũng là biểu tượng chiến thắng của dân tộc Lào.

Khải hoàn môn Patuxay

Khải hoàn môn Patuxay

Khải hoàn môn được xây dựng để tưởng nhớ và tôn vinh nhân dân Lào - những người đã đấu tranh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bảo vệ đất nước.

Với ý nghĩa lịch sử sâu sắc cùng kiến trúc độc đáo, Patuxay đã trở thành một điểm thu hút bất kỳ khách du lịch Lào nào cũng phải ghé qua.

4. Pha That Luang

Tọa lạc tại thủ đô Viêng Chăn, Pha That Luang là một ngôi chùa Phật giáo được xây từ năm 1566 trên nền phế tích ngôi đền Ấn Độ từ thế kỷ 13.

Có hình dáng một bầu rượu, ngọn tháp được dát vàng, nổi bật trên nền trời xanh với nét tráng lệ và cổ kính. Nếu ghé thăm Pha That Luang vào tháng 11, bạn còn có thể tham gia lễ hội Phật giáo lớn của Lào được tổ chức hàng năm.

Chùa Pha That Luang

Chùa Pha That Luang

Pha That Luang đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới và tự hào là biểu tượng được in trên tờ tiền giấy của nước Lào.

>> Quốc gia vừa mở rộng thêm 1 triệu km2, nằm cách Việt Nam nửa vòng Trái đất, là nước lớn thứ 4 thế giới

Các quốc gia trên thế giới đón Tết Âm lịch như thế nào?

Nước có diện tích bằng 1/10 hồ Tây Hà Nội, là quốc gia duy nhất được UNESCO công nhận toàn bộ lãnh thổ là Di sản Văn hóa thế giới

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/quoc-gia-dna-la-anh-em-voi-viet-nam-co-so-dan-con-it-hon-ha-noi-co-sieu-cong-trinh-6-ty-usd-voi-75-duong-ham-10-ga-va-167-cay-cau-d114817.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Quốc gia ĐNA là 'anh em' với Việt Nam, có số dân còn ít hơn Hà Nội, sở hữu 'siêu công trình' 6 tỷ USD với 75 đường hầm, 10 ga và 167 cây cầu
    POWERED BY ONECMS & INTECH