Điểm đến

Quốc gia duy nhất trải dài trên 4 bán cầu có nguy cơ bị nước biển ‘nuốt chửng’

Hoàng Giang 17/05/2024 14:00

Quốc gia này có diện tích khoảng 3.500.000km2 nhưng chỉ có 811km2 là đất liền và hiện đang phải đối mặt với nguy cơ bị biến mất hoàn toàn.

Theo Báo cáo đánh giá lần thứ năm của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC, 2018), ước tính mực nước biển đã tăng trung bình 3,2 mm mỗi năm kể từ năm 1993. Đây là thảm họa đối với các đảo và vùng ven biển. Đặc biệt là ở những nơi như Kiribati, một quốc gia đảo san hô bình dị ở Thái Bình Dương, sẽ trở thành "nạn nhân" đầu tiên của biến đổi khí hậu.

Kiribati - Quốc gia duy nhất trải dài trên 4 bán cầu

Kiribati có tên chính thức là Cộng hòa Kiribati, là một quốc gia nhiệt đới nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, ngay trên đường Xích đạo và gần Đường chuyển ngày quốc tế về phía Đông. Quốc đảo này có diện tích khoảng 3.500.000km2 và trải rộng trên vùng trung tâm Thái Bình Dương, thuộc châu Đại Dương. Theo World Atlas, Kiribati là quốc gia duy nhất trên thế giới có lãnh thổ trải rộng trên cả bốn bán cầu của Trái đất, trong khi châu Phi là lục địa duy nhất có đặc điểm địa lý tương tự.

Kiribati gồm ba nhóm đảo chính: quần đảo Gilbert, quần đảo Line và quần đảo Phoenix. Được UNESCO công nhận, Kiribati là một trong những khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới. Các nhóm đảo này nằm gần Xích đạo và trải dài từ quần đảo Marshall ở phía Tây đến quần đảo Cook ở phía Đông Nam.

Kiribati là quốc gia duy nhất trên thế giới có lãnh thổ trải rộng trên cả bốn bán cầu của Trái đất (Ảnh: National Geographic)

Kiribati là quốc gia duy nhất trên thế giới có lãnh thổ trải rộng trên cả bốn bán cầu của Trái đất (Ảnh: National Geographic)

Thủ đô của Tarawa là một phần của quần đảo Gilbert và đây là nơi có một phần lớn dân số sinh sống. Tuy nhiên, dân số trải rộng trên 21 hòn đảo và có mạng lưới các chuyến bay nội bộ với Air Kiribati và dịch vụ phà kết nối các đảo chính.

Dân số ước tính của quốc đảo nào vào năm 2023 là khoảng 120.000 người. Dù có diện tích lớn, chỉ một phần nhỏ của Kiribati là đất liền, khoảng 811km2 trong tổng diện tích 3,5 triệu km2.

Dù có diện tích lớn, chỉ một phần nhỏ của Kiribati là đất liền, khoảng 811km2 trong tổng diện tích 3,5 triệu km2 (Ảnh: UNCTAD)

Dù có diện tích lớn, chỉ một phần nhỏ của Kiribati là đất liền, khoảng 811km2 trong tổng diện tích 3,5 triệu km2 (Ảnh: UNCTAD)

Kiribati có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các mỏ phốt phát có giá trị thương mại trên Banaba đã cạn kiệt vào thời điểm độc lập, hiện cùi dừa và cá hiện chiếm phần lớn sản lượng và xuất khẩu. Kiribati cũng có GDP thấp nhất so với bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào ở Châu Đại Dương và được coi là một trong những quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới.

>> Một hòn đảo du lịch nổi danh đang thiếu nước trầm trọng, chính quyền họp thảo luận 'cầu cứu' nước từ đất liền

“Hòn đảo thiên đường” có nguy cơ biến mất

Theo Chương trình Môi trường Khu vực Thái Bình Dương (trước đây là Chương trình Môi trường Khu vực Nam Thái Bình Dương), hai đảo nhỏ Kiribati không có người ở là Tebua Tarawa và Abanuea đã biến mất dưới nước vào năm 1999. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc dự đoán rằng mực nước biển sẽ tăng khoảng 50cm vào năm 2100 do hiện tượng nóng lên toàn cầu và việc tăng thêm nữa là điều không thể tránh khỏi. Do đó, rất có thể trong vòng một thế kỷ, đất trồng trọt của quốc gia này sẽ bị nhiễm mặn ngày càng nhiều và phần lớn sẽ bị ngập nước.

“Hòn đảo thiên đường” Kiribati có nguy cơ bị nước biển

“Hòn đảo thiên đường” Kiribati có nguy cơ bị nước biển "nuốt chửng" hoàn toàn (Ảnh: Britannica)

Hiện tại, mặc dù mực nước biển chỉ tăng nhẹ, Kiribati đã gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi đáng kể về lượng mưa, thủy triều và bão. Nước mặn đã xâm nhập và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt trên một số đảo. Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán gia tăng khiến nguồn nước ngọt từ mưa trở nên vô cùng hạn chế.

Điều này gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng, nguồn lương thực chính của người dân. Đây là một vấn đề sống còn đối với Kiribati, khi người dân đôi khi phải ăn khoai môn để cầm cự vì đất mặn không cho phép cây trồng phát triển.

Cuộc sống người dân tại Kiribati gặp nhiều khó khăn do xâm ngập mặn (Ảnh: BBC)

Cuộc sống người dân tại Kiribati gặp nhiều khó khăn do xâm ngập mặn (Ảnh: BBC)

Trước viễn cảnh nền văn hóa hơn 4.000 năm có thể bị xóa sổ trong tương lai không xa, ủy ban khí hậu của Liên Hợp Quốc và chính quyền địa phương đã đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình. Các giải pháp bao gồm xây đê ngăn biển và tái định cư cho người dân. Tuy nhiên, những biện pháp này chưa thực sự khả thi và việc thực hiện cũng rất phức tạp.

Trước viễn cảnh nền văn hóa hơn 4.000 năm có thể bị xóa sổ trong tương lai không xa, ủy ban khí hậu của Liên Hợp Quốc và chính quyền địa phương đã đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình (Ảnh: The New York Times)

Trước viễn cảnh nền văn hóa hơn 4.000 năm có thể bị xóa sổ trong tương lai không xa, ủy ban khí hậu của Liên Hợp Quốc và chính quyền địa phương đã đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình (Ảnh: The New York Times)

Người Kiribati đã bắt đầu di cư để ứng phó với điều mà họ tin là tình huống không thể tránh khỏi. Những người khác vẫn sinh sống tại đây thì tìm kiếm giải pháp tạm thời: Cư dân đã bắt đầu xây những bức tường bằng đá san hô nhưng sau đó cũng bị thủy triều dâng cao phá hủy. Một số thị trấn đã dịch chuyển vài mét vào đất liền và trồng rừng ngập mặn để bảo vệ đất khỏi xói mòn và giảm thiểu nước dâng do bão. Nếu dự đoán là chính xác, đảo san hô Tarawa sẽ không thể ở được trong vòng một thế hệ nữa.

Để tìm kiếm một giải pháp thực tế hơn, Chính phủ Kiribati đã mua đất ở Fiji (một quốc đảo ở châu Úc) để trồng trọt và thậm chí có thể dùng làm nơi sơ tán toàn bộ người dân trong nước nếu điều tồi tệ nhất xảy ra. Đồng thời, Ngân hàng Thế giới lập luận rằng Úc và New Zealand nên cho phép những người di cư tự do do biến đổi khí hậu từ Kiribati và các đảo Thái Bình Dương khác bị đe dọa bởi biển. Cho đến nay, chỉ có chính phủ New Zealand đáp ứng nhu cầu của người dân Kiribati, cho phép 75 người di cư đến New Zealand mỗi năm.

Người Kiribati đã bắt đầu di cư để ứng phó với điều mà họ tin là tình huống không thể tránh khỏi (Ảnh: The Strategist)

Người Kiribati đã bắt đầu di cư để ứng phó với điều mà họ tin là tình huống không thể tránh khỏi (Ảnh: The Strategist)

Tuy nhiên, không ai mong muốn phải rời bỏ quê hương để chuyển đến một vùng đất mới chật chội. Bên cạnh đó, nền kinh tế của Kiribati chủ yếu dựa vào nguồn thu từ du lịch, nhiều nghi vấn được đặt ra rằng nếu toàn bộ quốc gia di chuyển đến nơi ở mới thì liệu Chính phủ còn có thể duy trì và phát triển kinh tế như trước được hay không?

Vấn đề nước biển dâng không phải là vấn đề của riêng Thái Bình Dương (Ảnh: Times of India)

Vấn đề nước biển dâng không phải là vấn đề của riêng Thái Bình Dương (Ảnh: Times of India)

Thực tế, vấn đề nước biển dâng không phải là vấn đề của riêng Thái Bình Dương. Kiribati có thể chỉ là con domino đầu tiên bị đổ trong hàng loạt hậu quả của biến đổi khí hậu. Nếu các tảng băng bao phủ Greenland tan chảy hoàn toàn, mực nước biển sẽ dâng cao khoảng 7m và các thành phố như London và Los Angeles cũng có thể sẽ biến mất.

Tổng hợp: Britannica, Iberdrola, Wikipedia

>> Nối tiếp Indonesia, một quốc gia Đông Nam Á tính chuyện 'dời đô' vì lo ngại bị nước biển nhấn chìm

Quốc gia rộng gấp 7 lần Việt Nam tái xây dựng tòa nhà chọc trời 1.000m cao nhất thế giới sau nhiều năm trì hoãn

Quốc gia giàu có top đầu thế giới, cứ 3 người lại có một triệu phú nhưng lại phải 'đi nhờ' sân bay của 'hàng xóm'

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/quoc-gia-duy-nhat-trai-dai-tren-4-ban-cau-co-nguy-co-bi-nuoc-bien-nuot-chung-d122849.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Quốc gia duy nhất trải dài trên 4 bán cầu có nguy cơ bị nước biển ‘nuốt chửng’
POWERED BY ONECMS & INTECH